Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Thiết kế mạng điện trong nhà SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Khái niệm mạng điện trong nhà
- Mạng điện trong nhà là mạng điện nhận điện năng từ lưới điện phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.
- Ở nước ta hiện nay, mạng điện trong nhà có điện áp 220 V.
- Mạng điện trong nhà bao gồm các phần tử điện như:
+ Công tơ điện.
+ Thiết bị đóng cắt.
+ Thiết bị lấy điện.
+ Đồ dùng điện.
+ Dây dẫn điện và một số phụ kiện khác.
2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà
Mạng điện trong nhà cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo đúng thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và sử dụng khi cần thiết.
+ Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các thiết bị.
+ Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
+ Sử dụng thuận tiện, đảm bảo về kĩ thuật và mĩ thuật.
- Đảm bảo tính kinh tế.
II. SƠ ĐỒ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Khái niệm sơ đồ mạng điện trong nhà
- Sơ đồ mạng điện trong nhà là hình biểu diễn quy ước một mạng điện bằng kí hiệu các thiết bị điện và đồ dùng điện.
- Liên kết với nhau bởi dây dẫn điện.
- Thường bao gồm:
+ Mạch điện chính.
+ Các mạch điện nhánh.
- Từ mạng điện phân phối, dòng điện đi qua công tơ điện và aptomat tổng, cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong nhà.
- Mạch chính chia làm hai mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập.
- Mỗi mạch nhánh có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng điện ở mỗi phòng.
2. Phân loại sơ đồ mạng điện
- Có 2 loại sơ đồ mạng điện: Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
a. Sơ đồ nguyên lí
- Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị trong mạng điện như:
+ Thiết bị điện.
+ Đồ dùng điện.
=> Không thể hiện vị trí lắp đặt của chúng trong thực tế.
- Giúp thấy được các phần tử của mạng điện một cách rõ ràng nhất.
- Dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạng điện.
- Là cơ sở để thiết kế sơ đồ lắp đặt.
b. Sơ đồ lắp đặt
- Thể hiện vị trí cụ thể của các phần tử trong mạng điện. .
- Được dùng để dự trù:
+ Số lượng thiết bị, đồ dùng, vật liệu điện.
+ Cách lắp đặt và sửa chữa mạng điện.
III. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Bước 1. Xác định nhiệm vụ thiết kế:
+ Xác định những khu vực, đồ dùng điện được mạng điện cung cấp điện.
- Bước 2. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ về điện giữa chúng:
+ Xác định số lượng, loại phần tử điện (thiết bị điện, đồ dùng điện) cần thiết cho sơ đồ.
+ Xác định các ký hiệu của các phần tử điện đó.
+ Xác định mối liên hệ điện giữa các phần tử điện (các phần tử điện được nối với nhau như thế nào?).
+ Lưu ý: Các phần tử điện được sắp xếp theo thứ tự dây pha đến dây trung tính như sau:
-
Cầu dao.
-
Cầu chì hoặc aptomat.
-
Thiết bị lấy điện.
-
Công tắc.
-
Đồ dùng điện.
- Bước 3. Vẽ sơ đồ nguyên lí:
+ Vẽ hai dây nguồn gồm dây pha (A) ở trên và dây trung tính (O) ở dưới.
+ Từ hai dây nguồn nối với các phần tử trong mạch điện theo vị trí và mối liên hệ điện như đã xác định trong bước 2.
IV. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Được lập dựa trên:
- Sơ đồ nguyên lí.
- Vị trí thực tế của các thiết bị, đồ dùng điện.
Các bước thiết kế sơ đồ lắp đặt:
- Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ nguyên lí
+ Từ sơ đồ nguyên lí, xác định số lượng thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
- Bước 2. Xác định vị trí lắp đặt các thiết bị, đồ dùng điện:
+ Xác định vị trí các thiết bị đóng cắt, thiết bị lấy điện sao cho gần các vị trí thuận tiện, dễ thao tác, có tính thẩm mỹ. Các thiết bị có vị trí gần nhau được đặt trên một bảng điện.
+ Xác định vị trí của các đồ dùng điện tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Bước 3. Vẽ sơ đồ lắp đặt:
+ Bố trí đường dây dẫn điện đảm bảo an toàn và thuận tiện trong sửa chữa.
+ Nối dây dẫn điện giữa các phần tử điện dựa theo sơ đồ nguyên lí.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây