Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam SVIP
I. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
- Là nơi diễn ra sự trao đổi hành hóa "sức lao động" giữa người lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện ràng buộc khác:
+ Người lao động là nguồn cung sức lao động, làm việc theo thỏa thuận, được trả lương, chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
+ Người sử dụng lao động là bên có nhu cầu tuyển dụng lao động, là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động
a. Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ: Yêu cầu ngày càng cao với người lao động về:
+ Năng lực, trình độ chuyên môn.
+ Các kĩ năng thiết yếu: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.
b. Sự chuyển dịch cơ cấu: Tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệo, dịch vụ, giảm tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
c. Nhu cầu lao động:
- Là số lượng lao động mà người sử dụng lao động có thể tuyển dụng.
- Được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,... hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài.
- Nhu cầu lao động là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tác động.
d. Nguồn cung lao động:
- Là số lượng người trong độ tuổi lao động có thể sẵn sàng tham gia lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,... với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thường được hình thành từ các cơ sở đào tạo: các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nhiệp hoặc từ người lao động muốn tìm việc làm mới.
3. Vai trò của thị trường lao động trong công việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Có vai trò quan trọng trong định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
- Cung cấp những thông tin về thị trường lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như: xu hướng việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp,...
- Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề, cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của cá nhân.
- Giúp các cơ sở đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp) định hướng và phát triển chương trình đào tạo cho các ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp.
- Giúp người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo.
- Giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp và có chất lượng.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Xu hướng cung lớn hơn cầu
- Cung lao động là số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định.
- Cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động ở một thời kì nhất định, bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ làm giảm nhu cầu tuyển dụng lao động do máy móc, thiết bị tự động thay thế lao động
=> Quan hệ cung cầu về lao động có sự biến đổi theo hướng cung lớn hơn cầu.
2. Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm
- Để tăng hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ưu tiên tuyển dụng lao động có đào tạo và kinh nghiệm.
3. Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đều
- Chất lượng lao động còn thấp:
+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn thấp.
+ Năng lực chuyên môn chưa cao.
+ Kĩ năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm làm việc còn hạn chế.
- Phân bổ nguồn lao động không đồng đều:
+ Lao động chưa đồng đều về vị trí địa lí, điều kiện sinh hoạt và giáo dục.
+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn so với thành thị.
III. TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
Thực hiện theo quy trình sau:
a. Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm
- Xác định được thông tin cần tìm kiếm về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
b. Bước 2: Xác định nguồn thông tin để tìm kiếm
- Nguồn cung cấp thông tin: Trang web chính phủ, truyền thông đại chúng, trụ sở doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người thân và bạn bè.
- Yêu cầu: Thông tin cần chính xác và đáng tin cậy.
c. Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm
- Công cụ tìm kiếm: Công cụ trực tuyến, tin tức, báo chí, hội chuyên gia.
- Cách sử dụng: Sử dụng từ khóa và bộ lọc trên Internet, theo dõi tin tức và bài báo về thị trường lao động.
d. Bước 4: Tiến hành tìm kiếm
- Học sinh tìm kiếm thông tin thông qua các nguồn thông tin và công cụ tìm kiếm đã xác định.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây