Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3: Thị trường lao động SVIP
1. Khái niệm lao động.
- Lao động là:
+ Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.
+ Nhằm tạo ra các sản phẩm.
+ Phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
- Người lao động là:
+ Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận.
+ Được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Ví dụ: Hoạt động may quần áo của người công nhân, soạn giáo án của giáo viên…
2. Khái niệm thị trường lao động.
- Thị trường lao động là:
+ Nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động).
+ Thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác.
+ Trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.
- Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố:
+ Cung.
+ Cầu.
+ Giá cả sức lao động.
Ví dụ: Công ty A đăng tin tuyển dụng 10 công nhân lao động với tiền lương từ 5 – 10 triệu đồng 1 tháng. Đến ngày phỏng vấn có 15 người đến xin việc.
3. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng:
+ Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
+ Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm.
+ Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
+ Xu hướng lao động "phi chính thức" gia tăng.
- Học sinh cần trang bị cho mình:
+ Những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp.
+ Trau dồi các kĩ năng, nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động.
+ Tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.
Ví dụ: Các công ty hiện nay sẽ chủ yếu sử dụng công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên sẽ tuyển nhiều lao động giỏi công nghệ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây