Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3: Lạm phát. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Khái niệm và các loại hình lạm phát.
a. Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 35.000 đồng, khi xảy ra tình trạng lạm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 60.000 đồng.
b. Các loại hình lạm phát.
- Lạm phát vừa phải:
+ Mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%).
+ Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
- Lạm phát phi mã:
+ Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trờ lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.
+ Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.
- Siêu lạm phát:
+ Giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%).
+ Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Ví dụ: Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, thuộc lạm phát vừa phải.
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu,...) đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng gây lạm phát.
- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát.
- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm cho giá cả hàng hoá leo thang gây lạm phát.
Ví dụ: Lạm phát ở Việt Nam năm 2022 do nguyên nhân tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.
3. Hậu quả của lạm phát.
- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao:
+ Khiến chi phí tăng.
+ Tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
+ Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá.
+ Tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.
- Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho:
+ Mức sống của người dân trong xã hội giảm sút.
+ Khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập.
+ Đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khỏ khăn.
+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội...
Ví dụ: Lạm phát tại Venezuela năm 2018 đạt khoảng 1.000.000%. Tốc độ lạm phát lớn khiến người dân nước này gần như không thể có đủ tiền mặt để tiêu, doanh nghiệp người dân không có tiền để sản xuất. Hàng hoá thiếu, trong khi tiền lương tháng của người Venezuela quá thấp. Nhiều người Venezuela đã bỏ sang các quốc gia láng giềng để kiếm sống.
4. Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.
- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết đề kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như:
+ Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền.
+ Cắt giảm chi tiêu công.
+ Hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn.
+ Tăng cường quản lí thị trường chống đầu cơ tích trữ hàng hoá.
+ Sử dụng dự trữ quốc gia để bình ổn cung - cầu, bình ổn giá trên thị trường...
Ví dụ: Đề kiềm chế lạm phát nhà nước ta đã đưa ra các chính sách: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây