Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX SVIP
1. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếp đó là Hà Lan, Anh, Pháp,... lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, ngoại giao, quân sự,...
Thêm vào đó, Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Lĩnh vực | Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập |
Về thương mại |
Các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công ty thương mại, lập thương điếm để buôn bán với các nước Đông Nam Á. |
Về tôn giáo | Theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hóa của các nước Đông Nam Á. |
Về ngoại giao | Chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kết hiệp ước thương mại hoặc xin phép cho phép giáo sĩ được hoạt động. |
Về quân sự |
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược, trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. - Vào thập niên 70 của thế kỉ XVI, Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-líp-pin. - Sau chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ (1898), Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ. - Hà Lan từng bước xâm chiếm phần lớn lãnh thổ In-đô-nê-xi-a từ đầu thế kỉ XVII. - Đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh cũng loại bỏ các đối thủ khác để chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) làm thuộc địa. |
Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn tới những chuyển biến to lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Lĩnh vực | Tình hình nổi bật |
Về chính trị |
- Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Chính quyền thuộc địa được thiết lập ở mỗi nước, các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân. |
Về kinh tế |
- Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, là nơi cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ cho các nước này. - Tư sản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền. + Mở rộng hệ thống đường giao thông như: đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. + Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang. |
Về văn hóa |
- Văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới. - Thiên Chúa giáo được tạo điều kiện phát triển và dần trở thành tôn giáo phổ biến. Nhiều phong tục và tư tưởng lạc hậu của người bản địa vẫn được duy trì để dễ bề cai trị. - Việc du nhập văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước (như ở Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a). - Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hóa và ngu dân để dễ bề cai trị. |
Về xã hội |
- Bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) tiếp tục tồn tại nhưng bị phân hóa, các giai cấp và tầng lớp mới ra đời, số lượng ngày càng tăng như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. + Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân. + Giai cấp công dân ngày càng bị bần cùng hóa, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài. + Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. |
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á
Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cũng cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đánh bại.
- Tại In-đô-nê-xi-a, sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, vào thế kỉ XVII nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675) kêu gọi nhân dân chống lại triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan, khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683 - 1719), khởi nghĩa do Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan ở đảo Gia-va (1825 - 1830),... nhưng đều thất bại.
- Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI - thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bô-hô Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII).
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương) chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp, dập tắt bằng vũ lực. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn và do chênh lệch về lực lượng với quân đội của thực dân phương Tây.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây