Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cơ năng SVIP
I. Cơ năng
Xét ví dụ về trò chơi tung hứng:
- Trong giai đoạn vật chuyển động lên trên: độ cao của vật tăng dần, đồng thời tốc độ của vật giảm dần nên thế năng của vật tăng dần và động năng của vật giảm dần.
- Trong giai đoạn vật rơi xuống: độ cao của vật giảm dần, đồng thời tốc độ của vật tăng dần nên thế năng của vật giảm dần và động năng của vật tăng dần.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
Tổng động năng và thế năng được gọi là cơ năng của vật:
\(W_C=W_đ+W_t=\dfrac{1}{2}mv^2+Ph\)
Đơn vị của cơ năng là jun (J).
II. Sự chuyển hóa năng lượng
Xét ví dụ về thí nghiệm sự chuyển hóa động năng - thế năng:
Chuẩn bị: Con lắc đơn (gồm vật nặng, sợi dây không dãn) được treo vào giá thí nghiệm.
Tiến hành:
- Kéo vật nặng đến vị trí A ở độ cao h rồi thả nhẹ, vật nặng chuyển động đến vị trí thấp nhất O rồi tiếp tục đi lên và dừng lại tại điểm B.
- Quan sát vật nặng chuyển động qua lại điểm O sau một khoảng thời gian.
Kết quả:
- Khi vật chuyển động từ A đến O thì động năng tăng, thế năng giảm. Khi vật chuyển động từ O đến B thì thế năng tăng, động năng giảm. Như vậy, động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
- Do có lực cản của không khí, cơ năng của vật không được bảo toàn. Vì vậy, sau một thời gian chuyển động, độ cao của vật nặng giảm dần.
Nếu cơ năng của vật không chuyển hóa thành dạng năng lượng khác thì tổng động năng và thế năng của vật luôn không đổi, cơ năng của vật được bảo toàn.
Trong nhiều trường hợp, cơ năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, khi đó cơ năng không được bảo toàn.
1. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
2. Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng:
\(W_C=W_đ+W_t=\dfrac{1}{2}mv^2+Ph\)
Trong đó: \(W_C\) là cơ năng có đơn vị là jun (J).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây