Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 27. Khai thác nguồn lợi thủy sản tiết 1 SVIP
I. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Ý nghĩa
- Khai thác nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.
- Khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ còn có ý nghĩa trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Ý nghĩa của khai thác nguồn lợi thủy sản:
+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
+ Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
2. Nhiệm vụ
Việc khai thác cần thực hiện đầy đủ các quy định của luật về khai thác nguồn lợi thủy sản như:
- Tuân thủ đúng các quy định về:
+ Vùng khai thác.
+ Biện pháp khai thác.
+ Ngư cụ khai thác.
+ Kích cỡ loài thủy sản khai thác,...
- Bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác.
+ Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai.
+ Phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn.
- Có nghĩa vụ tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác.
+ Tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
+ Phải treo cờ Tổ quốc trên tàu cá khi thực hiện hoạt động khai thác.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN PHỔ BIẾN
1. Lưới kéo
- Là phương pháp khai thác thủy sản chủ động.
- Hoạt động theo nguyên lí:
+ Lọc nước.
+ Bắt thủy sản.
- Thủy sản bị lùa vào lưới:
+ Bởi sự di chuyển của lưới khi kéo.
+ Bị giữ lại ở đụt lưới.
a. Chuẩn bị
Chuẩn bị ở bờ:
- Kiểm tra:
+ Tàu, máy, lưới.
+ Các ngư cụ khác.
→ Đảm bảo cho quá trình khai thác.
- Chuẩn bị:
+ Xăng dầu.
+ Nước đá, muối.
+ Thực phẩm.
+ Thuốc chữa bệnh,...
→ Đầy đủ cho một chuyến khai thác.
Chuẩn bị ở ngư trường:
- Lắp ráp lưới và các phụ tùng cần thiết thành một bộ ngư cụ khai thác hoàn chỉnh.
- Xác định độ sâu ngư trường khai thác bằng:
+ Máy đo.
+ Máy đo độ sâu.
→ Xác định độ sâu thả lưới thích hợp.
- Xem xét:
+ Tốc độ.
+ Hướng của gió.
+ Hướng nước.
→ Chọn hướng thả lưới thích hợp.
b. Thả lưới
- Giảm tốc độ của tàu trước khi thả lưới.
+ Có thể thả lưới ở:
-
Đuôi tàu.
-
Mạn tàu.
+ Độ sâu thả lưới phù hợp với độ sâu của ngư trường khai thác.
+ Cố định lưới sau khi việc thả lưới đã hoàn tất.
c. Dắt lưới (hay kéo lưới)
Thời gian dắt lưới:
- Là thời gian lưới được kéo đi trong nước, thời gian dắt lưới thường từ 1 đến 3 giờ.
- Nếu thời gian dắt lưới quá ngắn sản lượng khai thác sẽ thấp.
+ Thời gian quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản khai thác.
- Đối với khai thác thăm dò, thời gian dắt từ 0,5 đến 1 giờ.
Tốc độ dắt lưới:
- Mỗi đối tượng khai thác khác nhau cần có tốc độ dắt lưới phù hợp.
- Tốc độ dắt lưới khoảng 2 - 3 km/giờ đối với khai thác tôm.
+ Khoảng 6 - 8 km/giờ đối với khai thác cá.
Hướng đặt lưới:
- Khi đặt lưới nên:
+ Chọn hướng đặt sao cho đúng luồng di chuyển.
+ Chọn đúng độ sâu cư trú của đối tượng thủy sản khai thác.
- Ngoài ra, hướng đặt lưới còn phải tính đến các chướng ngại vật trong quá trình đặt lưới, tránh xảy ra sự cố cho tàu và lưới.
d. Thu lưới và bắt thủy sản
- Giảm tốc độ kéo, thu lưới bằng máy tời chuyên dụng.
- Bắt thủy sản từ lưới lên tàu bằng ngư cụ phù hợp.
+ Phân loại, làm sạch thủy sản.
+ Cho vào hầm chứa trên tàu để bảo quản.
- Khi bắt thủy sản, cần chú ý tình trạng thủy sản lúc bắt.
→ Để xác định vị trí thả lưới thích hợp cho lần sau.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây