Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 26. Trang bị điện ô tô SVIP
I. CẤU TẠO CHUNG
- Trang bị điện ô tô là các hệ thống điện, điện từ có nhiệm vụ:
+ Đảm bảo cho động cơ và ô tô hoạt động tốt, đảm bảo an toàn, kinh tế, tiện nghi cũng như thân thiện với môi trường.
- Tuỳ theo chức năng, vị trí mà trang bị điện ô tô có thể được chia ra thành một số hệ thống chính:
+ Hệ thống cung cấp điện.
+ Các hệ thống điện động cơ.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Hệ thống thông tin và tín hiệu.
+ Hệ thống kiểm tra theo dõi.
+ Các hệ thống khác.
II. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
- Hệ thống cung cấp điện có nhiệm vụ lưu trữ và cung cấp nguồn điện ổn định cho các phụ tải trên ô tô.
- Hệ thống cung cấp điện gồm một số bộ phận chính sau:
+ Ắc quy:
-
Là thiết bị lưu trữ và cung cấp năng lượng điện 1 chiều.
-
Khi động cơ ô tô chưa làm việc, ắc quy cung cấp điện cho một số thiết bị tiêu thụ điện trên ô tô.
-
Khi động cơ khởi động, ắc quy cung cấp điện cho hệ thống khởi động động cơ.
+ Máy phát điện được dẫn động bởi động cơ đốt trong có nhiệm vụ:
-
Phát điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện và nạp điện cho ắc quy khi động cơ đã làm việc.
+ Bộ điều chỉnh điện có nhiệm vụ:
-
Ổn định điện áp máy phát cung cấp cho ắc quy và các thiết bị tiêu thụ điện.
III. CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ
* Các hệ thống điện động cơ trên ô tô có nhiệm vụ đảm bảo cho động cơ đốt trong làm việc gồm:
- Hệ thống khởi động:
+ Dẫn động làm quay trục khuỷu động cơ đốt trong đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự làm việc được.
- Hệ thống đánh lửa:
+ Tạo tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong buồng cháy của động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu xăng hoặc khí hoá lỏng) đúng thời điểm phù hợp với thứ tự nổ của động cơ.
* Các hệ thống điều khiển điện tử của động cơ có nhiệm vụ điều khiển, nâng cao hiệu quả làm việc của các hệ thống như:
- Cung cấp nhiên liệu.
- Phân phối khí,...
* Chú thích:
1. Ắc quy | 4. Khóa điện |
2. Máy phát | 5. Máy khởi động |
3. Bộ điều chỉnh điện | 6. Động cơ đốt trong |
IV. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
- Hệ thống chiếu sáng trên ô tô có nhiệm vụ:
+ Tạo ánh sáng cần thiết giúp ô tô vận hành an toàn.
+ Tạo tiện nghi cho con người trong các điều kiện ánh sáng khác nhau như ngày, đêm, sương mù,...
- Hệ thống chiếu sáng gồm:
+ Các loại đèn chiếu sáng trong xe:
-
Đèn buồng lái.
-
Đèn đọc sách.
-
Đèn khoang hành lí.
-
Đèn khoang động cơ,...
+ Các loại đèn chiếu sáng ngoài xe:
-
Đèn chiếu sáng phía trước (chiếu gần và xa).
-
Đèn sương mù.
-
Đèn biển số.
-
Đèn phanh,...
- Chú thích:
1. Cụm đèn chiếu sáng trước | 4. Đèn chiếu sau |
2. Đèn báo rẽ | 5. Đèn phanh và đèn báo rẽ |
3. Đèn sương mù | 6. Đèn biển số |
V. HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ TÍN HIỆU
1. Các thiết bị tín hiệu
- Thiết bị tín hiệu trên ô tô có nhiệm vụ:
+ Cung cấp thông tin (bằng âm thanh hoặc ánh sáng) cho lái xe và những người tham gia giao thông trên đường biết được trạng thái làm việc của xe để đảm bảo an toàn giao thông.
- Các thiết bị tín hiệu trên ô tô có thể chia ra thành hai nhóm:
+ Nhóm các thiết bị tín hiệu ánh sáng gồm:
-
Đèn báo rẽ.
-
Đèn hậu.
-
Đèn báo phanh.
-
Đèn báo sự cố.
-
Đèn báo lùi,...
+ Nhóm các thiết bị tín hiệu âm thanh để báo hiệu hoặc cảnh báo dạng âm thanh gồm:
-
Còi, còi báo rẽ, còi cảnh báo trong xe,...
- Một số ô tô chuyên dụng như xe cứu thương, cứu hoả có thêm đèn hiệu và còi hiệu ưu tiên.
2. Các thiết bị thông tin
- Các thiết bị thông tin nhắc nhở cho người lái, hành khách khi thao tác chưa đúng có thể gây mất an toàn.
- Ngoài ra, các thiết bị thông tin còn:
+ Cung cấp cho kĩ thuật viên sửa chữa ô tô về tình trạng kĩ thuật và sự cố của các cơ cấu, hệ thống trên ô tô.
- Các đèn báo của thiết bị thông tin được chia ra thành các nhóm màu chính sau:
+ Màu xanh:
-
Xe hoạt động bình thường.
+ Màu vàng:
-
Hệ thống xe không an toàn và hoạt động không chính xác, người lái cần kiểm tra cẩn thận trước khi lái xe.
+ Màu đỏ:
-
Xe đang trong tình trạng trục trặc nghiêm trọng, nguy hiểm nên dừng xe để đảm bảo an toàn.
Một số đèn báo trên bảng điều khiển | Ý nghĩa |
Đèn báo nhấn chân phanh | |
Đèn báo bật chế độ chiếu gần | |
Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình | |
Đèn báo sắp hết nhiên liệu | |
Đèn báo xe cần bảo dưỡng | |
Đèn báo áp suất lốp thấp | |
Đèn báo lỗi chưa thắt dây đai an toàn | |
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát | |
Đèn cảnh báo cốp xe đang mở |
VI. HỆ THỐNG KIỂM TRA THEO DÕI
* Là hệ thống có nhiệm vụ giám sát tình trạng kĩ thuật của ô tô và thông báo cho người lái để vận hành xe phù hợp.
* Về cơ bản, cấu trúc hệ thống kiểm tra theo dõi gồm:
- Cảm biến có chức năng:
+ Thu nhận thông tin về trạng thái, thông số vật lí, hoá học của xe, biến đổi thành tín hiệu điện.
=> Để cung cấp cho bộ phận xử lí.
- Bộ phận xử lí tín hiệu có chức năng:
+ Tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến để lọc, khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu.
- Bộ phận hiển thị có chức năng:
+ Hiển thị các thông tin về trạng thái, thông số làm việc của ô tô.
+ Một số thiết bị hiển thị phổ biến như:
-
Đồng hồ tốc độ động cơ.
-
Đồng hồ báo mức nhiên liệu.
-
Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ,...
VII. CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN KHÁC
- Hệ thống các thiết bị phụ được thiết kế với từng nhiệm vụ riêng như:
+ Hệ thống lau rửa kính.
+ Hệ thống khoá cửa.
+ Hệ thống nâng hạ kính.
+ Hệ thống sấy kính.
+ Hệ thống điều khiển ghế ngồi.
+ Hệ thống điều hoà không khí.
- Ngoài ra, trên ô tô hiện đại đã tích hợp nhiều hệ thống cơ điện tử với mục tiêu:
+ Giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải, tăng công suất của động cơ.
+ Tăng tính an toàn chuyển động của ô tô.
+ Tăng tính tiện nghi sử dụng cho người ngồi trên xe,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây