Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông SVIP
I. HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC
1. Cấu tạo
* Hệ thống phanh thủy lực gốm hai phần:
- Các cơ cấu phanh:
+ Cơ cấu phanh trước.
+ Cơ cấu phanh sau.
- Bộ dẫn động điều khiển phanh:
+ Cụm xi lanh chính.
+ Các đường ống thủy lực.
* Cơ cấu phanh tạo ta mô men phanh bánh xe thông qua ma sát giữa hai nhóm chi tiết:
+ Một chi tiết quay với bánh xe (đĩa phanh, trống phanh).
+ Một nhóm chi tiết cố định (má phanh).
* Có hai loại cơ cấu phanh thông dụng:
- Cơ cấu phanh đĩa.
- Cơ cấu phanh tang trống.
* Bộ phận dẫn động điều khiển phanh:
- Tiếp nhận lực tác động của người lái.
- Tạo ra lực tại cơ cấu phanh.
=> Để tạo ra mô men phanh phù hợp với mức độ tác động của người lái.
2. Nguyên lí hoạt động
- Chú thích:
1. Bàn đạp phanh. | 6. Xi lanh công tác. |
2. Xi lanh chính. | 7. Pít tông xi lanh công tác. |
3. Pít tông sơ cấp. | 8. Má phanh. |
4. Pít tông thứ cấp. | 9. Đĩa phanh. |
5. Các đường ống thủy lực. |
- Người lái tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp phanh (1), lực đẩy pít tông sơ cấp (3).
=> Dịch chuyển dầu thủy lực trong khoang A theo đường ống thủy lực đến các cơ cấu phanh.
- Áp suất dầu trong khoang A khiến pít tông thứ cấp (4) dịch chuyển sang trái và đẩy dầu tới các cơ cấu phanh còn lại từ khoang B.
- Áp suất dầu trong xi lanh công tác (6):
+ Tạo ra áp lực đẩy pít tông (7) và má phanh (8).
+ Ép chặt vào đĩa phanh (9).
- Má sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.
- Xi lanh chính có 2 pít tông (3 và 4):
+ Tạo hai khoang dầu (A và B).
+ Mỗi khoang nối đến các cơ cấu phanh trên bánh xe nhất định.
=> Tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.
- Cơ cấu phanh được thiết kế tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh.
II. HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN
1. Cấu tạo
- Hệ thống phanh khí nén gồm:
+ Các cơ cấu phanh.
+ Hệ thống dẫn động điều khiển.
- Chú thích:
1. Máy khí nén. | 7. Bầu phanh. |
2. Các đường ống dẫn khí nén. | 8. Cam ép. |
3. Các bình chứa khí nén. | 9. Guốc phanh. |
4. Van phân phối. |
10. Má phanh. |
5. Bàn đạp phanh. | 11. Trống phanh. |
6. Các cơ cấu phanh. | 12. Chốt quay. |
2. Nguyên lí hoạt động
- Máy nén khí đẩy khí nén qua đường ống đến bình chứa.
- Khi đạp bàn đạp phanh, các van khí trong van phân phối mở và khí nén từ các bình chứa đi đến cơ cấu phanh.
- Khí nén trong bầu phanh:
+ Tạo áp lực làm quay cam ép.
+ Hai guốc phanh quay quanh các chốt (12) và ép vào trống phanh (11).
- Cơ cấu phanh không tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
- Khe hở cần được kiểm tra và điều chỉnh trong khi bảo dưỡng theo định kì.
III. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH
- Hệ thống phanh cần kiểm tra và bảo dưỡng định kì để đảm bảo an toàn giao thông.
- Trước khi khởi động động cơ cần:
+ Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo.
+ Vận hành thử hệ thống phanh.
- Nếu thấy bất thường, hệ thống phanh cần được kiểm tra và khắc phục trước khi khởi hành.
- Nếu đèn cảnh báo trạng thái bất thường cần kiểm tra lực bàn đạp và hiệu lực phanh:
+ Lực bàn đạp nhẹ bất thường.
+ Hiệu lực phanh kém.
=> Cần dừng xe và sửa chữa ngay.
- Kiểm tra định kì:
+ Lượng dầu trong bình chứa dầu phanh.
+ Tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh.
IV. AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
- Trong quá trình ô tô hoạt động, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
- Người sử dụng, vận hành ô tô cần thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ, gồm:
+ Không lái xe khi có nồng độ cồn.
+ Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
+ Đi về bên phải khi phương tiện đi với tốc độ thấp hơn.
+ Báo hiệu và đảm bảo an toàn khi vượt xe phía trước,...
- Khuyến cáo đối với người lái xe:
+ Điều chỉnh ghế và ngồi đúng tư thế.
+ Thường xuyên kiểm tra trình trạng kĩ thuật xe.
+ Kiểm tra áp suất lốp trước khi lên xe.
+ Quan sát trước và sau khi mở cửa, không mở cửa hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo an toàn,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây