Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 22: Châu Nam Cực SVIP
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CHÂU NAM CỰC
- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Châu lục này nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33'N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích khoảng 14,1 triệu km2, là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.
II. LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC
- Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác.
- Mặc dù được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Nhiều quốc gia như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Niu Di-len, Nhật Bản,... đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.
- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cục cho mục đích hoà bình và nghiên cứu khoa học.
- Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoảng sản cũng như xả thải phóng xạ.
- Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng hằng năm vẫn có nhiều nhà khoa học và khách du lịch đến đây. Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và đang nghiên cứu về khí hậu, sinh vật, động đất, bức xạ mặt trời cũng như những thay đổi của lớp ô-zôn ở đây.
III. ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC
- Châu Nam Cực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất.
- Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Dãy núi Xuyên Nam Cực chia châu lục thành miền Đông Nam Cực và miền Tây Nam Cực.
- Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản.
- Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất.
+ Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng -60oC ở trung tâm đến -10oC ở vùng ven biển.
+ Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là - 94,7oC (năm 2010).
- Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao.
- Thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn do khí hậu lạnh giá và khô hạn. Các loài địa y và rêu chỉ xuất hiện tại các ốc đảo vào mùa hạ. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cầu, chim biển, là voi…
III. KỊCH BẢN VỀ SỰ THAY ĐỔI THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC KHI CÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Nhiệt độ tăng sẽ làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.
- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2oC, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ dâng hơn 2 m; nếu nhiệt độ tăng 6 – 9oC hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40 m.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây