Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 21. Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật (tiết 2) SVIP
III. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀO THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Các phương pháp và phương tiện hỗ trợ nêu trên được vận dụng linh hoạt trong nhiều giai đoạn khác nhau của thiết kế kĩ thuật.
1. Xác định vấn đề
- Mọi vật xung quanh chúng ta đều ẩn chứa những dấu hiệu của khoa học kĩ thuật và cuộc sống là một kho tàng các phát minh.
- Chúng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề, những điều bất tiện trong đời sống của con người.
- Để xác định vấn đề, cần:
+ Quan sát mọi vật và mọi người xung quanh.
+ Thường xuyên trò chuyện, áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H để biết được nhu cầu và hiểu rõ khó khăn của họ.
+ Ghi lại các câu trả lời để hiểu rõ vấn đề.
+ Có thể dùng bản khảo sát trên các phần mềm để phân tích thông tin nhanh và chính xác.
+ Chụp ảnh, ghi hình cũng giúp:
-
Phân tích thông tin tốt hơn.
-
Xác định đúng vấn đề.
2. Tìm hiểu tổng quan
- Trong một số trường hợp, ý tưởng xuất hiện ngay trong tâm trí.
- Nhưng để có được giải pháp khả thi và tốt nhất, cần nghiên cứu thêm thông tin về vấn đề cần giải quyết:
+ Kiến thức nào giúp giải quyết vấn đề này.
+ Có ai giải quyết vấn đề này chưa.
+ Giải pháp của họ có đặc điểm gì.
- Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế các bảng hỏi để:
+ Khảo sát vấn đề hoặc phỏng vấn người sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ giúp cung cấp thông tin chi tiết và đa chiều.
- Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin để:
+ Tìm những kiến thức cần thiết, tra cứu các tài liệu, các nghiên cứu khoa học và các sản phẩm liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
+ Trình bày bằng sơ đồ tư duy để hiểu tổng thể về vấn đề.
- Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường, sử dụng bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu và tính thú vị của chúng.
=> Trên cơ sở đó hình thành giải pháp mới.
3. Xác định yêu cầu cần đạt của sản phẩm
- Sản phẩm cần được xem xét trên nhiều quan điểm và phương diện khác nhau như:
+ Tính khả thi, hiệu quả làm việc, các chỉ số kĩ thuật.
+ Tính an toàn, tính kinh tế, tính thẩm mĩ,...
- Khi đó, sử dụng bảng kiểm hoặc bảng đánh giá Rubric để:
+ Liệt kê các tiêu chí cần đạt của ý tưởng giúp những tiêu chí quan trọng sẽ không bị bỏ sót.
- Sản phẩm thiết kế cần thoả mãn các thông số kĩ thuật và phù hợp với các giới hạn của thiết kế.
4. Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp
a. Đưa ra ý tưởng
- Tìm kiếm giải pháp bằng phương pháp động não (Brainstorming), tạo ra càng nhiều ý tưởng, cơ hội xuất hiện những giải pháp tốt càng cao.
- Sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap) trong giai đoạn này giúp:
+ Hệ thống hoá và sắp xếp những suy nghĩ một cách trực quan.
b. Đánh giá và lựa chọn giải pháp
- Khi tập hợp được nhiều giải pháp, loại bỏ một số giải pháp không khả thi.
- Áp dụng phương pháp động não đảo ngược (phương pháp phê phán các giải pháp) khi chỉ còn 3 đến 4 giải pháp để:
+ Tiết kiệm thời gian đánh giá và tìm ra giải pháp tối ưu.
- Áp dụng kĩ thuật phân tích ưu điểm, nhược điểm, tính thú vị của từng giải pháp để:
+ Đánh giá đa chiều và tìm ra giải pháp sáng tạo, độc đáo.
- Trong trường học:
+ Khả năng gia công, tài chính và thời gian là những giới hạn cần được cân nhắc trước khi lựa chọn một giải pháp để giải quyết vấn đề.
5. Xây dựng nguyên mẫu
Giải pháp cần được trình bày cụ thể về hình dạng, kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật, vị trí tương đối giữa các chi tiết trên bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp thông qua các hình biểu diễn khác nhau.
- Các phần mềm hỗ trợ vẽ kĩ thuật như AutoCAD, SolidWorks, Tinkercad, ScatchUp,... cho phép:
+ Biểu diễn vật thể dưới nhiều góc độ để quan sát hình ảnh 2D và 3D.
- Các phần mềm lập trình hỗ trợ trong việc tạo ra các chi tiết phức tạp một cách chính xác, nhanh chóng từ:
+ Bản thiết kế trên máy tính.
+ Mô phỏng hoạt động của sản phẩm.
- Sử dụng các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công cơ khí như:
+ Dũa, khoan cầm tay, cưa cầm tay, máy cưa, máy khoan, máy cắt, máy hàn,... để gia công vật liệu.
- Sử dụng bảng kê nêu rõ các chi tiết làm nguyên mẫu của sản phẩm.
6. Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp
- Nguyên mẫu được đưa vào thử nghiệm trong môi trường thực tế (hoặc được tái hiện giống với thực tế) để kiểm tra các yêu cầu kĩ thuật.
- Sử dụng nhật kí để ghi chép các thông số và kết quả tương ứng với điều kiện thử nghiệm để:
+ Tiến tới xử lí dữ liệu, điều chỉnh và cải tiến nguyên mẫu nếu cần.
- So sánh kết quả với bảng các yêu cầu cần đạt của sản phẩm để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.
- Dùng bảng khảo sát để thu thập ý kiến người sử dụng để đánh giá tính hữu dụng và tiện lợi của sản phẩm.
- Sau đó, hoàn thiện sản phẩm và lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm.
- Ví dụ: Nguyên mẫu của sản phẩm cảnh báo tư thế ngồi học sai và quá trình thử nghiệm.
7. Lập hồ sơ kĩ thuật
- Đối với bài tập thiết kế kĩ thuật của học sinh:
+ Kết quả học tập được báo cáo qua hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm.
+ Các hoạt động công bố ý tưởng được tổ chức tại các đơn vị giáo dục.
- Báo cáo có thể trình bày dưới dạng tập văn bản, triển lãm, poster, sách, phim tài liệu,...
- Hoạt động phổ biến nhất là tổ chức ngày hội kĩ thuật, triển lãm các sản phẩm có kèm theo tập hồ sơ sản phẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây