Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 21. Hệ thống nhiên liệu SVIP
I. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
1. Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và không khí để tạo thành hỗn hợp không khí - nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
2. Phân loại
Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng được phân thành hai loại chính:
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khí.
- Hệ thống nhiên liệu phun xăng.
3. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khí
a. Cấu tạo
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khí có sơ đồ cấu tạo:
- Chú thích:
1. Bình xăng | 5. Bầu lọc không khí |
2. Bầu lọc | 6. Họng khuếch tán |
3. Bơm xăng | 7. Bướm ga |
4. Bầu phao |
- Hệ thống này có các bộ phận chính gồm:
+ Bình xăng.
+ Bầu lọc.
+ Bơm xăng.
+ Bộ chế hoà khí.
b. Nguyên lí làm việc
- Xăng được bơm xăng (3) hút từ bình xăng (1) qua bầu lọc (2) đến bầu phao (4) của bộ chế hoà khí.
- Ở kì nạp:
+ Áp suất xilanh giảm, không khí được hút qua bầu lọc không khí (5) rồi vào họng khuếch tán (6) (họng có tiết diện được thu hẹp).
- Tại họng khuếch tán:
+ Xăng được hút từ bầu phao của bộ chế hoà khí hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp không khí - nhiên liệu và nạp vào xilanh.
- Lượng hỗn hợp không khí - nhiên liệu nạp vào xilanh động cơ được điều chỉnh bởi bướm ga (7).
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hoà khí có nhược điểm cơ bản là:
+ Khó điều chỉnh chính xác tỉ lệ không khí - nhiên liệu tối ưu theo chế độ làm việc của động cơ.
=> Hiện nay chỉ được sử dụng ở một số xe máy và động cơ xăng cỡ nhỏ.
4. Hệ thống nhiên liệu phun xăng
a. Cấu tạo
- Hệ thống nhiên liệu phun xăng có sơ đồ cấu tạo:
- Chú thích:
1. Bình xăng | 7. Bướm ga |
2. Bơm xăng | 8. Bộ điều khiển trung tâm (ECU) |
3. Bầu lọc | 9. Tín hiệu từ các cảm biến |
4. Bộ ổn định áo suất | 10. Tín hiệu điều khiển vòi phun |
5. Vòi phun | 11. Đường xăng hồi |
6. Bầu lọc không khí |
- Hệ thống này có các bộ phận chính gồm:
+ Bình xăng.
+ Bơm xăng.
+ Bầu lọc.
+ Bộ ổn định áp suất.
+ Vòi phun.
+ Bộ điều khiển trung tâm (ECU: Electronic Control Unit).
b. Nguyên lí làm việc
- Bơm xăng (2) hút xăng từ bình xăng (1) qua bầu lọc xăng (3) và đưa đến bộ ổn định áp suất (4).
- Xăng từ bộ ổn định áp suất (4) được đưa đến vòi phun (5).
- Ở kì nạp:
+ Áp suất trong xilanh giảm, không khí được hút qua bầu lọc không khí (6) vào đường ống nạp.
- Khi nhận được tín hiệu (9) từ các cảm biến, bộ điều khiển trung tâm tính toán lượng xăng phun và ra tín hiệu điều khiến vòi phun (10).
- Vòi phun nhận tín hiệu phun xăng từ ECU thực hiện:
+ Phun nhiên liệu phù hợp với lưu lượng không khí nạp.
=> Để tạo thành hỗn hợp không khí - nhiên liệu và nạp vào xilanh động cơ.
- Hệ thống phun xăng có nhiều ưu điểm nổi bật như:
+ Tạo tỉ lệ không khí - nhiên liệu phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
+ Tăng hiệu suất động cơ.
+ Giảm ô nhiễm môi trường,...
=> Hệ thống phun xăng được sử dụng phổ biến hiện nay.
II. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
1. Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel có nhiệm vụ dự trữ, cung cấp nhiên liệu phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.
2. Phân loại
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường được chia thành hai loại chính sau:
- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường.
- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp (còn gọi là hệ thống nhiên liệu Common Rail).
3. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường
a. Cấu tạo
- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường có sơ đồ cấu tạo:
- Chú thích:
1. Bình nhiên liệu | 6. Đường ống cao áp |
2. Bầu lọc thô | 7. Vòi phun |
3. Bơm chuyển nhiên liệu | 8. Đường dầu hồi |
4. Bầu lọc tinh | 9. Bầu lọc không khí |
5. Bơm cao áp |
- Hệ thống này gồm các bộ phận chính sau:
+ Bình nhiên liệu.
+ Đường ống thấp áp.
+ Các bầu lọc thô và lọc tinh.
+ Bơm chuyển.
+ Bơm cao áp.
+ Đường ống cao áp.
+ Vòi phun.
+ Đường dầu hồi.
b. Nguyên lí làm việc
- Ở kì nạp:
+ Không khí đi qua bầu lọc không khí (9) vào đường ống nạp và nạp vào xilanh động cơ.
- Bơm chuyển (3) hút nhiên liệu từ bình nhiên liệu (1) qua bầu lọc thô (2), bầu lọc tinh (4) nhằm lọc sạch nhiên liệu rồi đưa đến bơm cao áp (5).
- Bơm cao áp tạo ra áp suất nhiên liệu rất cao đưa lên đường ống cao áp (6) tới vòi phun (7) để phun vào xilanh động cơ.
- Quá trình phun diễn ra khi pít tông lên gần ĐCT của hành trình nén.
- Nhiên liệu phun vào buồng cháy hoà trộn với khí trong xilanh tạo thành hoà khí và tự bốc cháy.
- Một phần nhiên liệu dư thừa trong bơm cao áp và vòi phun sẽ theo đường dầu hồi (8) quay trở lại bình nhiên liệu.
4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp
a. Cấu tạo
- Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel tích áp có sơ đồ đồ cấu tạo:
- Chú thích:
1. Bình nhiên liệu | 7. Vòi phun |
2. Bơm chuyển nhiên liệu | 8. Tín hiệu điều khiển |
3. Bầu lọc | 9. Tín hiệu từ cảm biến |
4. Bơm cao áp | 10. Đường dầu hồi |
5. Ống tích áp | 11. Bộ điều khiển trung tâm (ECU) |
6. Van điều áp |
- Hệ thống này có các bộ phận chính sau:
+ Bình nhiên liệu.
+ Bơm chuyển.
+ Đường ống thấp áp.
+ Bầu lọc.
+ Bơm cao áp.
+ Ống tích áp.
+ Vòi phun.
+ Bộ điều khiển trung tâm (ECU).
b. Nguyên lí làm việc
- Bơm chuyển (2) hút nhiên liệu từ bình nhiên liệu (1) qua bầu lọc (3) đến bơm cao áp (4).
- Bơm cao áp đưa nhiên liệu áp suất rất cao đến ống tích áp (5).
- Áp suất tại ống tích áp được giữ ổn định nhờ van điều áp (6).
- Từ ống tích áp nhiên liệu đưa đến các vòi phun (7).
- Bộ điều khiển trung tâm (ECU):
+ Nhận các tín hiệu (9) từ các cảm biến (cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến tốc độ động cơ,...).
+ Tính toán lượng phun và ra tín hiệu điều khiển (8) điều khiển vòi phun (7) phun nhiên liệu.
- Do được điều khiển điện tử nên nhiên liệu được phun đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phun phù hợp với chế độ làm việc:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành hoà khí và cháy kiệt góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
=> Hệ thống nhiên liệu này hiện nay được sử dụng phổ biến.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây