Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
1. Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a) Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
* Hoàn cảnh:
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết:
+ Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
- Thời gian và địa điểm: Từ 4-2 đến 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô).
- Thành phần tham dự: I. Xta-lin (Liên Xô), Ph. Ru-dơ-ven (Mỹ), U. Sớc-sin (Anh).
Hình 1: Từ trái sang phải (hàng ghế ngồi): Thủ tướng Anh- U.Sớc-sin, Tổng thống Mỹ - Ph. Ru-dơ-ven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - I. Xta-lin tại Hội nghị I-an-ta
* Nội dung:
- Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh:
+ Ở châu Âu:
-
Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Beclin, Đông Âu.
-
Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Beclin, Tây Âu.
-
Áo và Phần Lan là hai nước trung lập.
+ Ở châu Á:
-
Giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ.
-
Khôi phục lại quyền lợi của nước Nga đã mất do cuộc chiến tranh Nga - Nhật, trả lại Liên Xô miền nam đảo Xakhalin, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
-
Mỹ chiếm đóng Nhật Bản.
-
Triều Tiên: Mỹ chiếm đóng Nam vĩ tuyến 38, Liên Xô chiếm đóng Bắc vĩ tuyến 38.
-
Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
-
Các nước châu Á khác vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
* Kết quả: Những quyết định của hội nghị I-an-ta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau CTTG II, thường được gọi là trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
b) Quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa Mỹ (đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô (đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa). Với biểu hiện:
+ 1947: Mỹ phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ 1949: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập.
+ 1955: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập.
+ Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột diễn ra ở nhiều nơi như chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 – 1954),…
Hình 2: Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg (giữa, hàng đầu) chụp ảnh chung với nguyên thủ các quốc gia thành viên NATO tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius, Litva, ngày 11/7/2023
- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ.
+ Những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hoà hoãn bắt đầu xuất hiện với việc Liên Xô và Mỹ đạt được thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên (1972).
+ Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và tháng 12 – 1991, sự tan rã của Liên Xô đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
2. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
a) Nguyên nhân sụp đổ
- Thứ nhất: Chạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mỹ tốn kém, suy yếu, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng.
- Thứ hai: Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.
- Thứ ba: Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và Tây Âu.
- Thứ tư: Xu thế hoà hoãn, toàn cầu hoá và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Thứ năm: Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu và Liên Xô.
b) Tác động
- Một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực.
- Mở ra chiều hướng để giải quyết hoà bình trong các vụ tranh chấp, xung đột.
- Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế.
- Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc bản sắc cộng đồng, tôn giáo,… ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Âu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây