Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư SVIP
1. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số cao (297 người/km2).
- Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực:
+ Giữa đồng bằng và miền núi: dân cư tập trung ở đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở miền núi.
+ Giữa thành thị và nông thôn: dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn (Năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%).
- Phân bố dân cư nước ta có sự thay đổi ngày càng hợp lý hơn:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng, các đô thị (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,...) có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại.
+ Các vùng kinh tế phát triển năng động thu hút dân cư (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).
- Các nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, chính sách dân số, trình độ phát triển kinh tế.
2. Các loại hình quần cư
Nước ta có 2 loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn:
+ Mật độ dân số: thấp.
+ Cấu trúc quần cư: cấu trúc thành xã, làng, xóm, thôn,...
+ Hoạt động kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp.
+ Chức năng: hành chính, văn hóa, xã hội; đang thay đổi theo hướng đa dạng hóa.
➢ Quần cư nông thôn đang có sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng do ảnh hưởng của Đô thị hóa, Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Quần cư thành thị:
+ Mật độ dân số: cao.
+ Cấu trúc quần cư: phường, thị trấn, tổ dân phố.
+ Hoạt động kinh tế: chủ yếu là công nghiệp dịch vụ.
+ Chức năng: đa chức năng (trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính, đổi mới sáng tạo).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây