Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Hàm điều kiện IF
Hàm IF được sử dụng trong các tình huống cần điền dữ liệu tự động tùy thuộc vào kết quả đúng hay sai của một điều kiện.
Quy tắc viết hàm IF:
Trong đó, <ĐK> ở dạng đơn giản là một biểu thức so sánh được viết như sau:
<Phép so sánh> là một trong các toán tử so sánh được liệt kê trong bảng sau:
Kí hiệu |
Ý nghĩa |
<> |
So sánh khác |
>= |
Lớn hơn hoặc bằng |
> |
Lớn hơn |
<= |
Nhỏ hơn hoặc bằng |
< |
Nhỏ hơn |
= | Bằng |
<Biểu thức 1>, <Biểu thức 2>, <GT1>, <GT2> có thể là một giá trị số, một cụm từ, một địa chỉ ô tính hoặc kết quả của một biểu thức.
Hàm IF được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, tính toán giá trị của điều kiện <ĐK>.
- Nếu <ĐK> có giá trị TRUE thì kết quả hàm IF là <GT1>.
- Nếu <ĐK> có giá trị FALSE thì kết quả hàm IF là <GT2>.
2. Hàm liên kết nhiều điều kiện AND, OR
Quy tắc viết hàm AND và OR:
Hàm AND trả về TRUE khi tất cả các biểu thức logic trong danh sách tham số đều là TRUE. Còn lại, trả về FALSE.
Hàm OR trả về FALSE khi tất cả các biểu thức logic trong danh sách tham số đều là FALSE. Còn lại, trả về TRUE.
Ví dụ: Cho trang tính như sau:
Dưới đây là một số công thức ví dụ cho hàm AND và hàm OR:
Công thức | Kết quả |
AND(D3>=8, E3>=8, F3>=8) | TRUE |
AND(D4>=8, E4>=8, F4>=8) | FALSE |
OR(D3>=9, E3>= 9, F3>= 9) | TRUE |
OR(D4>=9, E4>= 9, F4>= 9) | FALSE |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây