Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kĩ thuật SVIP
I. VAI TRÒ, Ý NGHĨA
- Thiết kế kĩ thuật là hoạt động xác định chức năng, hình dạng, kết cấu, vật liệu; tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế của sản phẩm theo nhu cầu sử dụng.
- Kết quả của thiết kế kĩ thuật là bản vẽ kĩ thuật kèm theo bản thuyết minh liên quan.
- Thiết kế kĩ thuật có vai trò, ý nghĩa lớn trong sản xuất cũng như phát triển sản phẩm.
- Để sản xuất được sản phẩm cần có bản vẽ kĩ thuật.
- Nhờ bản vẽ kĩ thuật, các cơ sở sản xuất có thể liên kết để cùng nhau phát triển sản phẩm.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Các nguyên tắc của thiết kế kĩ thuật gồm: nguyên tắc tối ưu và nguyên tắc phát triển bền vững.
1. Các nguyên tắc tối ưu
Nguyên tắc tối ưu của thiết kế kĩ thuật là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thoả mãn các ràng buộc đã cho.
a. Nguyên tắc đơn giản hoá
Là đưa ra giải pháp thiết kế sản phẩm với cùng một tính năng sử dụng có kết cấu càng đơn giản càng tốt.
=> Để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
b. Nguyên tắc giải pháp tối ưu
- Nguyên tắc này là đưa ra giải pháp đáp ứng được nhiều tiêu chí thiết kế nhất (tính năng sử dụng cao nhất, thẩm mĩ đẹp nhất nhưng chi phí thấp nhất,...).
- Trong thực tế, không tìm được một giải pháp nào thoả mãn tất cả các tiêu chí vì các tiêu chí có thể mâu thuẫn với nhau, nên:
+ Giải pháp nào thoả mãn được nhiều tiêu chí nhất thì giải pháp đó được gọi là giải pháp tối ưu.
c. Nguyên tắc tối thiểu tài chính
- Là đưa ra giải pháp để tạo ra sản phẩm có cùng tính năng nhưng có chi phí sản xuất, vận hành càng thấp càng tốt.
- Để đạt được điều này, khi thiết kế sản phẩm cần có:
+ Tính công nghệ (kết cấu đơn giản, dễ chế tạo,...).
+ Hiệu suất sử dụng vật liệu cao (sản phẩm đảm bảo chức năng nhưng khối lượng hoặc thể tích vật liệu sử dụng là nhỏ nhất).
+ Nên sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn hoá (sản phẩm đã được thiết kế sẵn và đã có quy trình sản xuất tối ưu) như ổ lăn, bulong,... để giảm thời gian, chi phí thiết kế.
2. Các nguyên tắc phát triển bền vững
- Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
- Các nguyên tắc phát triển bền vững gồm:
+ Tiết kiệm tài nguyên.
+ Bảo vệ môi trường.
a. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên
- Nguyên tắc này là thiết kế sản phẩm sao cho sử dụng ít vật liệu và tiêu tốn ít năng lượng.
- Ví dụ: Dùng đèn LED sẽ tiết kiệm điện hơn so với đèn sợi đốt.
b. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Sản phẩm và công nghệ thiết kế phải thân thiện với môi trường.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm “xanh”) cần đáp ứng một số tiêu chí sau:
+ Sản phẩm được tạo ra từ:
-
Các vật liệu thân thiện với môi trường.
-
Vật liệu tái chế từ các ngành công nghiệp khác.
+ Sản phẩm giảm tác động đến môi trường và sức khoẻ con người trong quá trình sử dụng.
+ Sản phẩm sau thời gian sử dụng có thể tái chế hoặc dễ tiêu huỷ,...
- Một số tiêu chí đánh giá công nghệ thân thiện với môi trường:
+ Sử dụng các nhiên liệu sạch trong quá trình hoạt động sản xuất.
+ Giảm chất thải (chất thải khí, chất thải lỏng, chất thải rắn) ra môi trường,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây