Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Kinh tế Hoa Kỳ (phần 1) SVIP
I. NỀN KINH TẾ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
1. Biểu hiện
a. Quy mô GDP, GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP
- Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20 000 tỉ USD và chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (năm 2020).
- GDP bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới, đạt 63 000 USD (năm 2020).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đây có sự biến động do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 2,7%, năm 2019 là 2,3% và năm 2020 là -3,4%.
BẢNG 19.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1970 - 2020
1970 | 1990 | 2000 | 2019 | 2020 | |
GDP theo giá hiện hành (tỉ USD) - Tỉ trọng so với GDP thế giới (%) |
1 073,3 35,8 |
5 963,1 26,1 |
10 250,9 30,3 |
21 372,6 24,4 |
20 893,7 24,6 |
Tốc độ tăng GDP (%) | -0,3 | 1,9 | 4,1 | 2,3 | -3,4 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
b. Cơ cấu kinh tế
Kinh tế Hoa Kỳ có cơ cấu rất đa dạng.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP.
- Hiện nay, Hoa Kỳ đang tập trung vào các lĩnh vực có trình độ khoa học - công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển.
BẢNG 19.2. CƠ CẤU GDP CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2020
(Đơn vị: %)
2000 | 2010 | 2020 | |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản | 1,2 | 1,0 | 0,9 |
Công nghiệp và xây dựng | 22,5 | 19,3 | 18,4 |
Dịch vụ | 72,8 | 76,3 | 80,1 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 3,5 | 3,4 | 0,6 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
c. Tình hình xuất khẩu và trình độ phát triển kinh tế
- Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu toàn thế giới, khoảng 8,4% (năm 2020). Quốc gia này là thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.
- Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng, nhiều trung tâm kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.
2. Nguyên nhân
Kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh là nhờ các nguyên nhân sau:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật, năng suất lao động cao.
- Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, phát triển nền kinh tế tri thức từ sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ rất cao.
- Quá trình sản xuất luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học - kĩ thuật.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Tuy chỉ chiếm 0,9% GDP và sử dụng gần 1% tổng số lao động của cả nước nhưng sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ vẫn tạo ra khối lượng sản phẩm đứng hàng đầu thế giới.
- Có diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 40% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu phân hoá đa dạng.
=> Tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có thể phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác nhau.
- Tình hình phát triển:
Ngành | Thực trạng |
Trồng trọt |
- Có khoảng 158 triệu ha đất trồng trọt với đa dạng các loại cây trồng. - Các trang trại trồng trọt phân bố rộng khắp đất nước. - Cây trồng nổi bật: ngô, đậu nành, lúa mì, bông,... Trong đó, ngô và đậu nành chiếm diện tích lớn nhất và có sản lượng hàng đầu thế giới. |
Chăn nuôi |
- Phát triển. - Vật nuôi chủ yếu: + Đàn lợn tập trung chủ yếu ở các bang phía Bắc, ven khu vực Ngũ Hồ, nổi bật là các bang Ai-ô-va, Mi-nê, sô-ta,... + Đàn bò phân bố chủ yếu ở các bang phía Nam, ven vịnh Mê-hi-cô, như Tếch-dát, Ốc-la-hô-ma,... - Là quốc gia có số lượng đàn gia cầm hàng đầu thế giới. - Ngoài ra, còn phát triển chăn nuôi cừu, ngựa,... |
Lâm nghiệp |
- Có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. - Có diện tích rừng lớn, đa dạng về kiểu rừng. - Rừng tập trung nhiều ở khu vực núi Rốc-ki, vùng phía Nam, ven vịnh Mê-hi-cô,... - Các sản phẩm nổi bật: gỗ tròn, gỗ xẻ, bột giấy,... - Ngoài ra, rừng còn là môi trường để Hoa Kỳ đẩy mạnh nghiên cứu những công nghệ mới như công nghệ lọc sinh học, sản xuất hoá chất xanh từ gỗ,... |
Thuỷ sản |
- Có thế mạnh do tiếp giáp các đại dương lớn; mạng lưới sông, hồ dày đặc; phương tiện đánh bắt, nuôi trồng hiện đại. - Các sản phẩm nổi bật: cua, tôm hùm, cá hồi,... - Phát triển mạnh ở các bang ven Đại Tây Dương, bang A-la-xca,... - Năm 2020, sản lượng: + Thuỷ sản khai thác đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới). + Thuỷ sản nuôi trồng còn thấp, đạt 0,5 triệu tấn và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. |
- Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa dạng hoá các loại nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây