Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18: Biển và đại dương SVIP
I. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN TRÁI ĐẤT
- Với diện tích 361,3 triệu km2, đại dương chiếm khoảng 71% tổng diện tích bề mặt Trái Đất, trong đại dương bao gồm các biển. Các đại dương như: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương,...
- Biển là một bộ phận có những đặc điểm riêng như: độ muối, nhiệt độ,... khác với vùng nước của đại dương bao quanh. Có các biển như: Biển Đông, biển Địa Trung Hải,...
II. NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MUỐI CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
- Nhiệt đọ trung bình của nước biển và đại dương vào khoảng 170C. Tuy nhiên, nhiệt độ sẽ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, và một số điều kiện tự nhiên khác, ví dụ:
+ Nhiệt độ trung bình của Biển Đông là 27,30C.
+ Nhiệt độ trung bình của biển Nhật Bản là 150C.
- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35‰. Để có độ muối này thì do nước sông hòa tan từ các loại muối trong lục địa đi ra.
+ Độ muối khác nhau do nguồn nước chảy vào và độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau.
+ Độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.
Hình 1: Độ muối của nước biển và đại dương
III. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nước biển có ba sự vận động là : sóng, thủy triều, dòng biển.
1. Sóng
- Đặc điểm:
+ Mặt biển không yên tĩnh, nước luôn luôn nhấp nhô, dao động.
+ Ở bờ biển, người ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra nước không chuyển động theo chiều ngang mà chỉ dao động tại chỗ.
- Nguyên nhân sinh ra sóng
+ Chủ yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
+ Ở các đại dương, xuất hiện sóng do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển (nhất là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương). Loại sóng này thường cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng gọi là sóng thần.
Hình 2: Sóng biển
2. Thủy triều
- Khái niệm: nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa gọi đó là hiện tượng thủy triều.
- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng: nhờ có sức hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời mà nước trong các biển và đại dương có sự vận động lên - xuống tạo ra thủy triều.
- Đặc điểm:
+ Có nơi, mỗi ngày thủy triều lên - xuống hai lần, gọi là bán nhật triều.
+ Có nơi, mỗi ngày thủy triều chỉ lên - xuống một lần, gọi là nhật triều.
+ Hàng tháng, có những tháng thủy triều dao động nhiều nhất, đó là các ngày triều cường.
+ Những ngày thủy triều dao động ít nhất, gọi là các ngày triều kém.
Hình 3: Thời gian xảy ra hiện tượng thủy triều
3. Dòng biển
- Nếu trên lục địa có những dòng sông thì trong các biển và đại dương cũng có những dòng biển hay hải lưu.
- Dựa vào nhiệt độ người ta phân loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Tác động:
+ Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của những khu vực ven biển.
+ Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh có nguồn hải sản rất phong phú.
Hình 4: Dòng biển trong các đại dương
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây