Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
a) Một số quy định cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức.
Ví dụ: hành vi vi phạm: Anh S đến nhà anh Q để đòi nợ 40 triệu đồng, do đã quá hạn 1 tháng mà anh Q chưa trả. Trong khi trao đổi, hai bên nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi. Do quá bực tức vì anh Q không trả tiền, anh S đã dùng gậy, đánh anh Q trọng thương, khiến anh Q phải vào viện điều trị.
b) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực:
+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm.
+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước...
+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).
Ví dụ: Điều 20 luật Hiến pháp năm 2013 quy định không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
a) Một số quy định cơ bản về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
- Các hành vi xâm phạm trái phép tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Điều 32 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể.
b) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như:
+ Gây tổn hại về sức khỏe (thương tích, tàn tật, sảy thai,...), tính mạng, tâm lý (lo lắng, sợ hãi, rối loạn tâm thần...), kinh tế, học tập, công việc, danh dự, uy tín của công dân, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Ảnh hưởng đạo đức lối sống.
+ Gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật...
+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Hành vi đánh nhau gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; hành vi vu khống, lan truyền thông tin sai sự thật về cán bộ cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân cán bộ đó và uy tín của cơ quan mà người đó đang công tác.
3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Tích cực, chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Có ý thức tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác.
- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đến những người xung quanh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây