Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam SVIP
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
+ Do yêu cầu liên kết để làm tốt công tác trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Do yêu cầu về tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
=> Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
- Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm chống lại sự thống trị, đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
- Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chủ ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lính người dân tộc ở những vùng biên giới,....
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng, trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đươc thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
Người dân Sài Gòn chào đón bộ đội quân giải phóng sau khi Chiến dịch Hồ Chí Minh
toàn thắng (30 - 4 - 1975)
c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
- Đoàn kết giữa các dân tộc là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
- Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, với 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển.
- Ba nguyên tắc này đã từng bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì.
Tư liệu 4: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 khẳng định: "Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống, nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo".
(Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.6)
Tư liệu 5: Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 có đoạn: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc".
(Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 10 - 11)
b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng miền, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông trên cả nước được tổ chức ở tỉnh Lai Châu
- Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...
+ Về kinh tế: nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;...
+ Về văn hoá: nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc...
+ Về an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.
- Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương miền núi, hải đảo; củng cố, giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây