Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế SVIP
1. Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.
- Pháp luật quốc tế:
+ Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật.
+ Được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng.
+ Trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.
+ Để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Ví dụ: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
- Pháp luật quốc tế có những vai trò cơ bản:
+ Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội, …) của đời sống quốc tế.
+ Nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới.
+ Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
- Cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan các quan hệ quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
- Quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
- Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
- Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.
* Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
- Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
- Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế.
- Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.
- Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật quốc tế.
Ví dụ: Việt Nam luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây