Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam SVIP
1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Thời dựng nước: xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành sớm, từ thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc.
- Thời Bắc thuộc: khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam được củng cố qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc và trong suốt lịch sử chống ngoại xâm, giành lại độc lập.
- Thời quân chủ độc lập:
+ Các vương triều luôn coi trọng sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền: chính sách ràng buộc hôn nhân.
- Giai đoạn 1930 - 1975: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975).
Hình 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào dân tộc thiểu số
- Hiện nay: khối đại đoàn kết dân tộc được tập hợp thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Trong thời kỳ dựng nước: khối đại đoàn kết có vai trò trong công tác trị thủy, phát triển kinh tế, hình thành nên nhà nước đầu tiên là Văn Lang – Âu Lạc.
- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc: khối đại đoàn kết góp phần tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi.
+ Những cuộc kháng chiến đầu tiên bảo vệ độc lập cho nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
+ Thành công của Cách mạng tháng Tám (1945).
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975).
Hình 2. Khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh
- Hiện nay: khối đại đoàn kết giúp tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hình 3. Phòng họp Diên hồng trong toà nhà Quốc hội
3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”.
b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay thể hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hoá, y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển.
- Chính sách liên quan đến quốc phòng – an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.
=> Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hướng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây