Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Sinh sản của cá và tôm tiết 2 SVIP
II. KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI CÁ, TÔM GIỐNG
1. Kĩ thuật ương nuôi cá giống
- Ương nuôi cá giống gồm hai giai đoạn:
+ Ương nuôi từ cá bột lên cá hương.
+ Ương nuôi từ cá hương lên cá giống.
a. Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương
Chuẩn bị ao:
- Ao có địa điểm thích hợp:
+ Diện tích từ 500 \(m^2\) đến 2 000 \(m^2\).
+ Độ sâu từ 1,2 m đến 1,5 m.
+ Cải tạo theo đúng kĩ thuật.
- Nước lấy vào ao phải được lọc qua lưới:
+ Thả cá trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau khi lấy nước ao vào.
Lựa chọn, thả giống:
- Cỡ cá thả:
+ Cá bột được chọn để thả đã tiêu hết noãn hoàng, có khả năng tự bơi để kiếm ăn.
+ Kích cỡ cá bột có thể khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến 10 mm.
- Thời vụ thả:
+ Miền Bắc thường có hai vụ chính là:
-
Tháng 2 đến tháng 5.
-
Tháng 7 đến tháng 9.
+ Miền Nam có thể ương nuôi quanh năm, tập trung vào mùa mưa.
- Thả giống:
+ Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
+ Chú ý cân bằng nhiệt độ giữa:
-
Trong túi cá.
-
Ngoài trời trước khi thả.
→ Tránh cá bị sốc nhiệt.
+ Mật độ ương nuôi dao động từ 100 đến 250 con/\(m^2\) tuỳ loài.
Chăm sóc và quản lí:
- Tuỳ theo từng loài, có thể lựa chọn thức ăn cho phù hợp theo quy trình ương nuôi.
- Trong quá trình ương nuôi:
+ Thường xuyên theo dõi môi trường và sức khoẻ cá để có biện pháp xử lí kịp thời.
+ Định kì sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
→ Cải thiện môi trường nước trong ao.
Thu hoạch:
- Thời gian ương nuôi cá bột lên cá hương khoảng 25 ngày.
- Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn khoảng 1 - 2 ngày.
- Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Dùng lưới có cỡ mắt lưới nhỏ thu cá dần:
+ Thao tác nhẹ nhàng.
+ Tránh làm cá bị xây xát.
- Sau đó, cá được đưa vào giai hoặc bể chứa ít nhất từ 4 giờ đến 5 giờ.
→ Giúp cá quen dần với mật độ cao trước khi đưa cá vào dụng cụ vận chuyển.
b. Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá hương lên cá giống
Chuẩn bị ao:
- Ao có địa điểm thích hợp:
+ Thường có hình chữ nhật.
+ Chiều sâu từ 1,2 m đến 1,5 m.
+ Diện tích từ 1 000 \(m^2\) đến 2 000 \(m^2\).
- Quy trình cải tạo ao tương tự như giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá hương.
Lựa chọn, thả giống:
- Cỡ cá thả:
+ Kích cỡ khác nhau tuỳ từng loài:
-
Chiều dài cá dao động từ 0,7 cm đến 7 cm.
+ Ví dụ:
-
Cá rô phi hương có chiều dài từ 0,7 cm đến 2,5 cm.
-
Cá tra hương có chiều dài từ 3 cm đến 7 cm.
- Thời vụ thả:
+ Miền Bắc có hai vụ chính là:
-
Tháng 2 đến tháng 6.
-
Tháng 8 đến tháng 10.
+ Miền Nam có thể ương nuôi quanh năm.
- Thả giống:
+ Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Mật độ dao động từ 10 đến 20 con/\(m^2\) tuỳ từng loài.
Chăm sóc và quản lí:
- Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm dao động từ 30% đến 40% tuỳ theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loài.
- Lượng thức ăn hằng ngày được tính theo tỉ lệ khối lượng thức ăn/khối lượng cá trong ao.
+ Thời gian đầu tỉ lệ này là từ 10% đến 15%.
-
Sau giảm dần còn từ 7% đến 10%.
Thu hoạch:
- Thời gian ương nuôi từ cá hương lên cá giống khoảng 30 - 60 ngày tuỳ vào:
+ Từng loài.
+ Kích cỡ cá giống cần thu hoạch.
- Phương pháp thu hoạch tương tự như giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương.
2. Kĩ thuật ương nuôi tôm giống trong bể
Chuẩn bị bể nuôi:
- Bể ương nuôi có thể là:
+ Bể xi măng.
+ Bể composite.
+ Bể lót bạt.
+ Thể tích từ 4 \(m^3\) đến 8 \(m^3\).
- Bể được vệ sinh sạch sẽ:
+ Khử trùng bằng chlorine hoặc iodine với liều lượng phù hợp.
+ Rửa lại bằng nước sạch.
- Nước sử dụng trong ương nuôi ấu trùng tôm phải được xử lí theo đúng quy trình.
- Đối với tôm nước mặn, độ mặn của nước dao động từ 28% đến 30%.
Lựa chọn, thả giống:
- Ấu trùng khoẻ mạnh:
+ Có tính hướng quang.
+ Sản xuất tại trại giống có đủ điều kiện theo quy định.
- Thời vụ ương tôm ở:
+ Miền Bắc từ tháng 3 đến tháng 11.
+ Miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
- Mật độ ương:
+ Từ 150 đến 250 ấu trùng/L đối với tôm sú.
+ Từ 200 đến 250 ấu trùng/L đối với tôm thẻ chân trắng.
- Trước khi thả ương, ấu trùng phải được tắm qua dung dịch formol nồng độ 200 ppm trong 30 giây.
- Thả từ từ để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương.
+ Nước vận chuyển và nước bể ương không được chênh lệch quá 0,5 °C và 1% độ mặn.
Chăm sóc và quản lí:
- Loại thức ăn và lượng thức ăn sẽ khác nhau tuỳ vào giai đoạn biến thái của ấu trùng.
- Trong giai đoạn từ 1,5 đến 2 ngày đầu (giai đoạn Nauplius) không cho ăn.
- Trong bốn ngày tiếp theo (giai đoạn Zoea) cho ăn tảo tươi hoặc tảo khô với tần suất 4 lần/ngày:
+ Xen kẽ với thức ăn nhân tạo.
+ Lượng thức ăn từ 0,5 g đến 1 g/\(m^3\)/lần, 4 lần/ngày.
- Ba ngày tiếp theo (giai đoạn Mysis) cho ăn thức ăn nhân tạo thích hợp:
+ 4 lần/ngày với lượng từ 1 g đến 1,5 g/\(m^3\)/lần.
- Kết hợp cho ăn thức ăn tươi sống là ấu trùng Artemia bung dù:
+ 4 lần/ngày với lượng từ 2 g đến 3 g/\(m^3\)/lần.
- Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae) cho ăn thức ăn nhân tạo phù hợp:
+ 4 lần/ngày với lượng từ 1,5 g đến 2 g/m³/lần.
+ Kết hợp cho ăn Artemia mới nở với lượng từ 3 g đến 4 g/\(m^3\)/lần, với tần suất 4 lần/ngày.
Chăm sóc:
- Thường xuyên theo dõi môi trường và tình trạng sức khoẻ của ấu trùng để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Trong quá trình ương nuôi, không thay nước trong giai đoạn Nauplius và Zoea.
- Từ giai đoạn Mysis, tuỳ vào hệ thống ương nuôi có thể:
+ Không thay nước.
+ Thay một phần thể tích nước.
Thu hoạch:
- Tiến hành thu hoạch khi tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được:
+ Khoảng 12 ngày (đối với tôm thẻ chân trắng).
+ Khoảng 15 ngày (đối với tôm sú).
- Khi thu hoạch, cần rút bớt nước trong bể:
+ Dùng dụng cụ phù hợp chuyển tôm sang thiết bị chuyên dụng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây