Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm SVIP
1. BỆNH CÚM GIA CẦM
1.1. Đặc điểm bệnh
- Bệnh cúm gia cầm (cúm gà, cúm A/H5N1) là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm.
- Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%.
- Các loài chim hoang dã thường mang mầm bệnh mà ít biểu hiện thành bệnh, là nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm.
- Một số loài động vật và con người cũng có thể bị bệnh này.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:
+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.
+ Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
+ Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.
+ Mào sưng tích nước, đỏ sẫm.
+ Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.
+ Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá.
+ Chẩn đoán bệnh căn cứ vào:
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là:
+ H (Haemagglutinin).
+ N (Neuraminidase).
- Mầm bệnh:
+ Tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên.
+ Bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường.
- Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là:
+ Hô hấp.
+ Tiêu hoá.
1.3. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Bổ sung dinh dưỡng.
+ Vệ sinh chuồng nuôi đảm bảo sạch sẽ.
+ Tiêm vaccine cho vật nuôi.
+ Bảo hộ lao động.
+ Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín.
+ Không thả rông vật nuôi.
+ Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm.
- Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm.
- Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:
+ Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
+ Cách li triệt để:
-
Không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.
+ Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y gồm:
-
Tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh.
-
Vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
2. BỆNH CẦU TRÙNG GÀ
2.1. Đặc điểm bệnh
- Cầu trùng gà là bệnh kí sinh trùng rất nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm bởi vì:
+ Bệnh có thể lây lan rộng.
+ Gây thiệt hại lớn về kinh tế.
- Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và bất kì mùa nào trong năm.
- Tuy nhiên, gà từ 6 đến 60 ngày tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
- Biểu hiện bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá.
- Thời kì ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 6 ngày.
- Bệnh có 3 thể là:
+ Cấp tính.
+ Mạn tính và
+ Ẩn tính (mang trùng).
=> Tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng.
- Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu:
+ Sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu.
- Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sã cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức.
- Khi mổ khám có thể thấy:
+ Xác gầy, ướt, thiếu máu.
+ Manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh cầu trùng gà:
+ Do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria),
+ Trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá.
- Các loài cầu trùng này là các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột:
+ Phá huỷ cấu trúc ruột, gây chảy máu.
+ Tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.
2.3. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
+ Dùng một trong các loại thuốc đặc trị cầu trùng với liều lượng bằng 1/2 liều điều trị.
=> Để phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và nhà sản xuất.
- Điều trị:
+ Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
+ Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin,...
+ Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây