Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. SVIP
1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
a) Quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Công dân có các quyền trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như:
- Quyền bình đẳng.
- Quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
- Quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật.
- Quyền tự do ngôn luận, báo chí...
Ví dụ: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Cuộc bầu cử) là sự kiện chính trị, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021, với tỷ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu18.12.2023: Các đoàn lãnh đạo nhà nước viếng thăm chúc mừng Giáng Sinh 2023.
b) Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Công dân có nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như:
- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Tôn trọng quyền và lợi ích của người khác.
- Tôn trọng lợi ích của dân tộc.
- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc...
Ví dụ: Từ ngày 2 - 23/4, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2023.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Đối với người bị vi phạm:
+ Bị cản trở thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí.
+ Vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân.
+ Gây tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc...
- Đối với người vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật như:
+ Cảnh cáo, kỉ luật, phạt hành chính, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ.
+ Mất công việc; thiệt hại về kinh tế.
+ Ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín,...
- Đối với nhà nước và xã hội:
+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.
+ Xâm phạm trật tự quản lí hành chính.
+ Gây rối loạn trật tự, an ninh, xã hội.
+ Lãng phí ngân sách nhà nước.
+ Gây bất ổn về chính trị khiến đất nước trì trệ, chậm phát triển...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây