Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn SVIP
1. BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN
1.1. Đặc điểm bệnh
- Bệnh dịch tả lợn cổ điển là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 - 90%.
- Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh thường còi cọc, chậm lớn.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:
+ Lợn bị bệnh thường sốt cao 40 - 41°C, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo.
+ Ở giai đoạn sau:
-
Con vật bị tiêu chảy.
-
Trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt.
-
Tai và mõm bị tím tái.
+ Khi mổ khám thường thấy:
-
Các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang,... có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim.
-
Niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
- Chẩn đoán bệnh căn cứ vào:
+ Các biểu hiện đặc trưng của bệnh.
+ Kết quả xét nghiệm chuyên sâu.
=> Để xác định mầm bệnh.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae.
- Mầm bệnh tồn tại lâu trong môi trường acid, khô, lạnh và bị diệt ngay khi đun sôi hoặc sử dụng các chất sát trùng thông thường như:
+ Formol 3%, NaOH 3%, nước vôi 10%, vôi bột,...
- Con vật bị bệnh và con vật mang virus là nguồn chính lây lan mầm bệnh.
- Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo hai con đường chính là tiêu hoá và hô hấp, ngoài ra có thể qua:
+ Da.
+ Niêm mạc mắt.
+ Đường sinh dục.
1.3. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh:
* Điều trị:
- Không có thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Khi nghi ngờ lợn bị bệnh thì cần làm như sau:
+ Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
+ Cách li triệt để:
-
Không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
+ Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y gồm:
-
Tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh.
-
Vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
2. BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
2.1. Đặc điểm bệnh
- Đóng dấu lợn:
+ Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, thường xuất hiện ở lợn trên 3 tháng tuổi.
+ Thường ghép với bệnh tụ huyết trùng.
- Bệnh có thể lây sang người và một số loài động vật khác.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:
+ Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
+ Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra.
- Khi mổ khám thường thấy xuất huyết toàn thân, các cơ quan nội tạng như:
+ Dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đỏ.
+ Viêm khớp và viêm màng trong tim.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Mầm bệnh là vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae:
- Tồn tại vài tháng trong xác và chất thải của động vật bị bệnh.
- Bị diệt sau vài giờ bởi các chất sát trùng thông thường, sau vài giây ở nhiệt độ 100°C.
2.3. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y:
-
Thường là tiêm lúc lợn 3 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 6 tháng một lần.
- Điều trị:
+ Bệnh đóng dấu lợn có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương kết hợp với một số thuốc trợ sức.
+ Việc dùng thuốc cần theo đơn của bác sĩ thú y và hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. BỆNH GIUN ĐŨA LỢN
3.1. Đặc điểm bệnh
- Bệnh giun đũa lợn là bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở:
+ Lợn nuôi thả rông.
+ Lợn ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:
+ Thường rõ nhất ở lợn từ 2 đến 4 tháng tuổi.
+ Con vật chậm lớn, gầy còm, xù lông,...
+ Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi.
+ Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột.
+ Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.
3.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Giun đũa lợn:
+ Thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae.
+ Có hình giống như chiếc đũa.
+ Kí sinh trong ruột non của lợn.
- Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái.
- Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non.
- Một vòng đời con giun cái có thể đẻ tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng/ngày.
- Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm.
- Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.
3.3. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi.
+ Ủ phân đúng cách để diệt trứng giun.
+ Không thả rông và không cho lợn ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống.
+ Định kì 3 tháng một lần tẩy giun cho lợn, trừ lợn đang mang thai, đang nuôi con và lợn con theo mẹ.
- Điều trị:
+ Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
+ Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.
4. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
4.1. Đặc điểm bệnh
- Bệnh phân trắng lợn con là bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
- Ban đầu lợn con vẫn bú mẹ, phân màu vàng vón lại như hạt đậu, sau đó phân loãng dần và có màu trắng.
- Ở giai đoạn sau:
+ Con vật bỏ bú, run rẩy, hạ thân nhiệt, thường chết sau 5 - 7 ngày bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
4.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do 3 nguyên nhân chính:
- Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng:
+ Lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp.
+ Ví dụ như thiếu sắt và vitamin B12:
-
Lợn con theo mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
-
Chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn.
- Do đặc điểm sinh lí lợn con:
+ Lợn mới sinh ra có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên khả năng tiêu hoá kém.
+ Trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật:
-
Khó thích ứng với thay đổi môi trường.
-
Dễ nhiễm bệnh.
- Do vi khuẩn:
+ Khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột như E.coli và Salmonella sẽ:
-
Phát triển mạnh mẽ.
-
Tăng khả năng gây bệnh.
4.3. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho lợn mẹ khi mang thai và khi nuôi con.
+ Tiêm chế phẩm bổ sung sắt cho lợn con vào thời điểm 3 và 10 ngày tuổi.
+ Giữ cho chuồng nuôi ẩm, khô, sạch sẽ, chỗ lợn con nằm cần có chất độn chuồng như rơm, trấu,...
+ Sử dụng vaccine tiêm phòng cho cả lợn mẹ và lợn con theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Điều trị:
+ Cho con vật uống nước chiết từ các loại quả, lá có chất chát như:
-
Quả hồng xiêm xanh, búp sim, nôn ổi,...
+ Dùng thuốc kháng sinh kết hợp với các chất bổ trợ cung cấp vitamin và khoáng vi lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây