Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Biểu diễn ren SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ REN
- Mối ghép bằng ren được sử dụng cho việc lắp ghép hoặc tháo rời chi tiết nhiều lần.
- Ren dùng để kẹp chặt (bulong, đai ốc, vít,...) hoặc dùng để truyền chuyển động (trục vít, vítme).
- Ren hình thành trên bề mặt ngoài của hình trụ gọi là ren ngoài (ren trục).
- Ren hình thành trên bề mặt trong của hình trụ gọi là ren trong (ren lỗ).
- Một số yếu tố của ren gồm:
+ Dạng ren là hình phẳng tạo thành ren như:
-
Hình tam giác.
-
Hình thang,...
+ Đường kính lớn nhất của ren:
-
Kí hiệu là d.
-
Là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong.
+ Đường kính nhỏ nhất của ren:
-
Kí hiệu d1.
-
Là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong.
+ Bước ren:
-
Kí hiệu là p.
-
Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
II. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN
- Trên bản vẽ kĩ thuật, ren được vẽ quy ước.
- Cách vẽ quy ước ren thấy như sau:
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren:
-
Đường giới hạn ren, đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
-
Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
-
Khoảng cách đường đỉnh ren và đường chân ren xấp xỉ chiều cao ren.
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren:
-
Đường chân ren được vẽ bằng 3/4 vòng tròn bằng nét liền mảnh.
-
Đường đỉnh ren vẽ bằng vòng tròn nét đậm.
-
Không vẽ vòng tròn thể hiện đầu mép vát của ren.
- Khi cần thể hiện ren khuất:
+ Quy ước đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt mảnh.
- Để thuận lợi trong thiết kế, chế tạo và sử dụng, ren được tiêu chuẩn hoá.
- Kí hiệu quy ước của ren gồm:
+ Dạng ren:
-
Ren hệ mét.
-
Kí hiệu là M.
-
Dùng trong các mối ghép thông thường.
+ Ren ống trụ:
-
Kí hiệu là G.
-
Dùng trong các mối ghép ống.
+ Ren hình thang:
-
Kí hiệu là Tr.
-
Dùng để truyền chuyển động.
-
Kích thước đường kính d của ren.
-
Bước ren và hướng xoắn (ren có hướng xoắn phải không ghi hướng xoắn, ren hướng xoắn trái thì ghi chữ LH).
- Ví dụ:
+ M18:
-
Ren hệ mét.
-
Là ren tam giác đều.
-
Đường kính của ren d = 18 mm.
-
Ren phải.
+ Tr40 × 2LH:
-
Ren hình thang.
-
Đường kính ren d = 40 mm.
-
Bước ren 2 mm.
-
Ren trái.
+ Ren ngoài và ren trong ăn khớp tạo thành mối ghép ren.
+ Trong mối ghép ren, phần ăn khớp quy ước biểu diễn ren trục che khuất ren lỗ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây