Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản (phần 1) SVIP
II. LÂM NGHIỆP
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp
a. Thế mạnh
- Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên.
- Rừng phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới (lim, sến, táu, gụ, cẩm lai, trắc, nghiến,...) và đặc biệt có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: dược liệu, các loài cây cho nhựa và tinh dầu,... cùng nhiều loài chim, thú quý.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào => Thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng.
- Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững,... được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.
- Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời => Góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn => Là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay.
b. Hạn chế
Tuy nhiên, chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,... gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.
2. Tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp
a. Lâm sinh
* Trồng rừng
- Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha.
- Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa và một số loài dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...).
- Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
* Khoanh nuôi, bảo vệ rừng
- Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng.
- Các hoạt động giao khoán rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển các mô hình du lịch sinh thái, mô hình trồng dược liệu, nấm,... ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng được thực hiện rộng rãi, góp phần làm gia tăng diện tích và tạo hệ sinh thái rừng bền vững.
b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) năm 2021 đạt 18,9 triệu m3 và có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
- Sản lượng gỗ rừng trồng tăng => Tạo điều kiện thuận lợi cho gành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa ở nước ta:
+ Chủ động được cơ bản nguồn nguyên liệu đầu vào.
+ Giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
+ Giảm chi phí sản xuất.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Việt Nam.
- Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
a. Bối cảnh
- Rừng là một tài nguyên quý giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, môi trường cũng như sinh kế của hàng triệu người dân.
- Hiện nay, mặc dù tổng diện tích rừng ở nước ta đang tăng lên đáng kể, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái về chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
=> Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp,... nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, hiệu quả.
b. Một số giải pháp
Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí, bảo vệ rừng hiện nay là:
- Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
- Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng.
- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lí, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây