Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Tiết kiệm điện năng SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
- Tiết kiệm điện năng là giảm tổn thất điện trong truyền tải, phân phối và giảm mức tiêu thụ năng lượng điện của các thiết bị và đồ dùng điện.
=> Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất.
- Tiết kiệm điện năng cần thực hiện ngay từ giai đoạn thiết kế cho đến sử dụng, vận hành hệ thống và thiết bị.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
1. Trong thiết kế
- Thiết kế và lựa chọn công nghệ phát điện có hiệu suất cao. Hệ thống điện trong nhà máy phát điện phải được:
+ Thiết kế, lắp đặt hợp lí.
+ Bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện.
- Thiết kế hệ thống truyền tải và phân phối điện năng:
+ Đảm bảo thông số kĩ thuật.
+ Tránh bị quá tải trạm biến áp và đường dây.
- Thiết kế sơ đồ mạng điện tối ưu với phân bố phụ tải đồng đều theo các pha.
- Thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số công suất, góp phần:
+ Giảm lượng công suất phản kháng truyền tải trên đường dây.
+ Giảm hao tổn công suất, tổn thất điện áp.
+ Tăng khả năng truyền tải của đường dây.
2. Trong lựa chọn, lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
a. Lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện
* Lựa chọn các thiết bị và đồ dùng điện:
- Có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Có chức năng hẹn giờ.
- Tích hợp các thiết bị cảm biến với cơ chế bật tắt tự động làm tăng tính tiện nghi và tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng năng lượng tái tạo như các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có công suất nhỏ và vừa.
=> Để cung cấp điện cho các thiết bị và đồ dùng điện.
* Khi lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện, cần chú ý thông tin tiết kiệm điện ghi trên nhãn năng lượng.
- Nhãn năng lượng được đánh giá càng cao thì khả năng tiết kiệm điện càng tốt.
- Các thiết bị công nghệ mới, thế hệ mới có khả năng tiết kiệm điện nhiều hơn.
- Ví dụ: với cùng độ sáng bóng đèn sử dụng sợi đốt thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với bóng đèn sử dụng công nghệ mới là LED bán dẫn.
b. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
Lắp đặt đúng kĩ thuật và lựa chọn vị trí phù hợp không những:
- Đảm bảo hoạt động hiệu quả theo đúng thông số kĩ thuật.
- Tiết kiệm điện trong quá trình hoạt động.
3. Trong sử dụng điện
- Sử dụng thiết bị và đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Khi sử dụng cần vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.
=> Để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt và tiết kiệm điện.
- Các thiết bị và đồ dùng điện tiêu thụ lượng điện năng khác nhau, cần tạo thói quen sử dụng hiệu quả như:
+ Hệ thống đèn hay thiết bị chiếu sáng: tạo thói quen tắt đèn hay các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng hoặc ra khỏi phòng.
+ Tủ lạnh: lưu trữ lượng thực phẩm vừa đủ, sắp xếp đồ ngăn nắp và thông thoáng,...
- Các thiết bị và đồ dùng điện:
+ Được bố trí sử dụng trong ngày một cách hợp lí.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn trong giờ cao điểm.
4. Một số biện pháp trong xây dựng
Hiện nay, có xu hướng thiết kế nhà ở tiết kiệm điện năng bằng cách:
- Tạo hệ thống thông gió và ánh sáng tự nhiên:
+ Sử dụng các ô thoáng ở vị trí phù hợp.
+ Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua hệ thống cửa sổ,...
- Sử dụng vật liệu hợp lí trong xây dựng:
+ Vật liệu có đặc điểm cách nhiệt tốt.
+ Hạn chế truyền nhiệt từ trong phòng ra ngoài và ngược lại.
- Trồng nhiều cây xanh giúp:
+ Tăng tính thẩm mĩ.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Giảm hấp thụ nhiệt từ bên ngoài.
=> Nâng cao hiệu quả tiết kiệm điện.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây