Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Quyền bình đẳng của các dân tộc, tôn giáo SVIP
1. Quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
a. Quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
* Bình đẳng về chính trị.
Về chính trị, các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ:
- Trung thành với Tổ quốc.
- Tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ví dụ: Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954) là nữ chính khách người dân tộc Thái tại Việt Nam. Bà từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam.
* Bình đẳng về kinh tế.
- Các dân tộc được Đảng, nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế, có các đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù.
- Đảng, nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.
- Các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu cùng phát triển với đất nước.
Ví dụ: Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
- Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy.
- Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.
b. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
* Bình đẳng về quyền.
Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong:
- Hoạt động tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và các ấn phẩm về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo, cải tạo, nâng cấp.
- Xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tặng cho...
- Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Ví dụ: 18.12.2023: Các đoàn lãnh đạo nhà nước viếng thăm chúc mừng Giáng Sinh 2023.
* Bình đẳng về nghĩa vụ.
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau phải:
* Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.
- Tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình.
- Bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan của nhà nước Việt Nam.
2. Ý nghĩa của quyền bình giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
- Nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:
- Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, nhà nước Việt Nam.
- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
- Động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.
Ví dụ: Chùa Giác Ngộ – Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (Quỹ ĐPNN) phát động, tổ chức chuỗi chương trình Quà Tết Yêu Thương – Di Lặc Du Xuân năm 2024 (C309). Chương trình hướng đến đối tượng là bà con thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.
3. Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo bao gồm bình đẳng về quyền, bình đẳng về nghĩa vụ và bình đẳng về trách nhiệm pháp lí trước pháp luật.
4. Thực hiện quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
– Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây