Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương SVIP
BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương
a) Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1930)
* Hoạt động tại Pháp (1911 - 1922):
- Năm 1920, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa - một hình thức liên minh của các dân tộc bị áp bức.
* Hoạt động tại Liên Xô và Trung Quốc (1923 - 1930)
- Hoạt động tại Liên Xô: tháng 6 - 1923, Người sang Liên Xô tham dự hội nghị quốc tế nông dân và đại hội V quốc tế cộng sản.
→ Bằng những hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.
Hình 1: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga
từ ngày 17 - 6 đến 8 - 7 - 1924.
- Hoạt động tại Trung Quốc:
+ Tháng 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
+ Tháng 6 - 1925, lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
→ Chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
+ Tháng 7 - 1925, thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc áp bức.
Hình 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Báo Người Cùng Khổ (Le Paria)
b) Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 - 1945)
- Mục tiêu: phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, góp phần bảo vệ hoà bình, tiến tới giành độc lập, tự do.
- Hoạt động:
+ Đối với thế giới:
-
Tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.
-
Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
-
Thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiều, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc.
-
Tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
-
Liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước: Miến Điện, Mã Lai, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,…
+ Đối với Việt Nam hoạt động đối ngoại thông qua Mặt trận Việt Minh:
-
Chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản.
-
Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
-
Với Trung Hoa Dân quốc: tiếp xúc và bàn về kế hoạch phối hợp chống quân phiệt Nhật Bản; cử đại diện tham gia Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội.
-
Với phái bộ Mỹ ở phía nam Trung Quốc: chủ động bắt liên lạc để thiết lập quan hệ và hợp tác chống quân phiệt Nhật Bản. Cuối tháng 4 - 1945, sự hợp tác giữa Việt Minh và Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tại châu Á được xác lập.
Hình 3: Đội Con Nai OSS cùng với Hồ Chí Minh và các thành viên Việt Minh
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây