Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2) SVIP
III. Thành tựu và thách thức của ASEAN
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng,... Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi sự chung tay giải quyết của các nước.
1. Thành tựu
ASEAN đã đạt được thành tựu trên nhiều lĩnh vực:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kinh tế |
- Đã xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, cũng như giữa ASEAN với các nước ngoài khối. - Các nền kinh tế trong khu vực đã có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực. - Trong giai đoạn 2000 - 2020, tổng GDP của khu vực tăng từ 614,3 tỉ USD lên 3.081,45 tỉ USD, tăng trưởng trung bình năm đạt 5,3%. |
Xã hội |
- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Một số nước có HDI ở mức rất cao như Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... - Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện. Năm 2021, số năm đi học trung bình của người dân từ 25 tuổi trở lên là 8,3 năm. - Vấn đề việc làm cho người lao động từng bước được giải quyết. |
Khai thác tài nguyên và môi trường | Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,... |
Giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực |
- Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. - Các nước cũng đã đạt được thoả thuận Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở biển Đông (DOC). |
2. Thách thức
Lĩnh vực | Thách thức |
Kinh tế |
- Có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước thành viên. - Quy mô kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới. |
Đời sống xã hội |
- Có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị. |
Khai thác tài nguyên và môi trường |
- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí. - Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia. |
Giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực | Vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông vẫn còn tồn tại. |
IV. Hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
1. Sự hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN
Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác ở tất cả các lĩnh vực của ASEAN như kinh tế, văn hoá, khai thác tài nguyên và môi trường, an ninh khu vực,...
Cơ chế hợp tác | Một số lĩnh vực hợp tác cụ thể |
Thông qua các diễn đàn | Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Diễn đàn du lịch ASEAN, Diễn đàn Biển ASEAN,... |
Thông qua các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố,... | Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA), Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC),.... |
Thông qua các hội nghị | Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM),... |
Thông qua các dự án, chương trình phát triển | Dự án hợp tác về Mạng lưới điện ASEAN, Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN, Chương trình nghị sự phát triển bền vững,... |
Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao | Giao lưu văn hoá, nghệ thuật ASEAN mở rộng, Giao lưu thể thao kỉ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games),... |
2. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
Từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã thể hiện vai trò trong việc mở rộng khối, như:
- Thúc đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia vào ASEAN.
- Cùng các nước ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vực và quốc tế.
- Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN (năm 2010, 2020).
- Đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tiêu biểu là Hội nghị Cấp cao ASEAN (năm 1998, 2010, 2020), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (năm 2022).
- Có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giải quyết các vấn đề của khu vực như tham gia vào quá trình hình thành các liên kết kinh tế, quảng bá hình ảnh du lịch ASEAN như một điểm đến chung, thúc đẩy giáo dục về biến đổi khí hậu,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây