Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) SVIP
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
a) Nguyên nhân
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa rất gay gắt. Những nước đế quốc "già" như Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất, những đế quốc "trẻ" có tiềm lực kinh tế như Đức lại quá ít thuộc địa.
=> Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882, khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.
- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh.
- Ngày 28 - 6 - 1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. Nhân sự kiện này, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bia, Đức tuyên chiến với Nga ngày 1 - 7 - 1914. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
b) Hậu quả và tác động
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại.
+ Các nước châu Âu đều biến thành con nợ cũa Mỹ. Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng.
+ Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
- Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.
2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
a) Nguyên nhân và diễn biến chính
* Nguyên nhân
- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công dân.
- Tình hình chính trị đặc biệt: hai chính quyền song song cùng tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.
- Trước tình hình đó, V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
*Diễn biến chính
- Tháng 7 - 1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- Đêm 24 - 10 (6 - 11 dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát (Xanh Pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản.
- Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.
- Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
b) Ý nghĩa lịch sử và tác động
- Thắng lợi này đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Thắng lợi này đã có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây