Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á (phần 2) SVIP
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Quy mô dân số
- Đặc điểm:
+ Năm 2020, số dân của khu vực và 668,4 triệu người, chiếm 8,6% số dân thế giới.
+ Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng dân số vẫn không ngừng gia tăng.
- Đánh giá:
+ Quy mô dân số lớn => Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Quy mô dân số lớn là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
b. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Đặc điểm:
Khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.
Bảng 11.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của khu vực Đông Nam Á năm 2000 và năm 2020
(Đơn vị: %)
Năm | Dưới 15 tuổi | Từ 15 đến 64 tuổi | Trên 64 tuổi |
2000 | 31,8 | 63,3 | 4,9 |
2020 | 25,2 | 67,7 | 7,1 |
- Đánh giá:
+ Mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động dồi dào, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số.
+ Đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an ninh xã hội, chăm sóc y tế,...
c. Thành phần dân tộc
Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc khác nhau.
- Đông Nam Á lục địa là nơi cư trú của người Việt, Thái, Miến Điện,...
- Đông Nam Á hải đảo có số lượng người Mã Lai sinh sống lớn nhất, người Hoa sống tập trung.
=> Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hoá, tập quán sản xuất.
d. Mật độ dân số
- Đặc điểm: mật độ dân số cao so với mức trung bình của thế giới. Vào năm 2020:
+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 148 người/km2.
+ Nước có mật độ dân số cao nhất là Xin-ga-po, thấp nhất là Lào.
+ Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, thưa thớt ở các khu vực đồi núi.
- Đánh giá:
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
e. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Đông Nam Á không ngừng gia tăng, từ 21,4% (năm 1970) lên 49% (năm 2020).
- Sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn đã hình thành nên các siêu thị đô thị như Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan),...
- Sự tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.
2. Xã hội
- Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời là nơi giao thoa của các nền văn hoá trên thế giới => Tạo thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề về bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.
- Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. Mức sống của người dân giữa các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều.
- Tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học so với một số khu vực khác trên thế giới đã được cải thiện. Năm 2021, số năm đi học của người dân từ 25 tuổi trở lên trong khu vực là 8,1 năm, cao nhất là Xin-ga-po (11,9 năm).
- Ngành y tế của khu vực đang được chú trọng và phát triển.
=> Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đòi hỏi các quốc gia cần nỗ lực để giảm khoảng cách trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.
- Các quốc gia trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá => Tạo thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây