Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp (phần 3) SVIP
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
2. Chăn nuôi
a. Tình hình chung
- Giá trị sản xuất và tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành chiếm 34,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực:
+ Kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào các mô hình trang trại.
+ Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh.
+ Chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.
SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu con)
Trâu | Bò | Lợn | Gia cầm | |
2010 | 2,9 | 5,9 | 27,3 | 301,9 |
2015 | 2,6 | 5,7 | 28,9 | 369,5 |
2021 | 2,3 | 6,4 | 23,1 | 524,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)
b. Cơ cấu ngành
* Chăn nuôi lợn, gia cầm
- Lợn:
+ Là vật nuôi lấy thịt quan trọng nhất ở nước ta.
+ Năm 2021, đàn lợn có khoảng 23,1 triệu con, cung cấp trên 62% sản lượng thịt các loại.
+ Chăn nuôi lợn hiện nay không chỉ gắn với vùng sản xuất lương thực mà còn dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp với việc phát triển mô hình trang trại tập trung.
+ Các vùng chăn nuôi lợn nhiều ở nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm 23,8% tổng số lượng đàn lợn cả nước) và Đồng bằng sông Hồng (chiếm 20,6%).
- Chăn nuôi gia cầm:
+ Do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh. Năm 2021, tổng đàn gia cầm là 524,1 triệu con.
+ Gà được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021).
+ Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
* Chăn nuôi trâu, bò
- Chăn nuôi trâu:
+ Số lượng đàn trâu những năm qua có xu hướng giảm.
+ Các vùng nuôi trâu nhiều ở nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm lần lượt là 55,0% và 33,1% tổng số lượng đàn trâu của nước (năm 2021).
- Chăn nuôi bò:
+ Số lượng đàn bò nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây và được nuôi theo hướng chuyên môn hóa.
+ Bò lấy sữa được nuôi nhiều trên các vùng cao nguyên với quy mô lớn, công nghệ chăn nuôi hiện đại, gắn với chế biến sữa thành phẩm.
+ Chăn nuôi bò thịt cũng phát triển mạnh theo hướng tập trung, trong đó con giống, nguồn thức ăn, dịch vụ thú y được chú trọng đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
+ Các vùng nuôi bò nhiều ở nước ta là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm lần lượt là 37,7% và 19,0% tổng số lượng đàn bò cả nước (năm 2021).
- Ngoài ra, chăn nuôi dê, cừu,... cũng đang được phát triển trong những năm gần đây ở một số địa phương.
IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Xu hướng chung
- Nông nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển mới được tạo nên bởi ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời là nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Trong đó, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Xu hướng cụ thể
- Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Sản xuất gắn với bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển thị trường nông sản cả trong và ngoài nước.
+ Bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...
- Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiếp cận với khu vực đô thị.
+ Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp.
+ Gắn phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây