Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SVIP
I. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
- Môi trường xích đạo ẩm Châu Phi bao gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Môi trường này có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm chiếm diện tích lớn với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, có nhiều khoáng sản có giá trị như: dầu mỏ, vàng, quặng sắt, phốt phát,...
- Con người đã khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu....; khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xit...
- Tuy nhiên, sự suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hoá và ô nhiễm môi trường đang là trở ngại lớn đối với người dân sống ở môi trường này.
II. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
- Đặc điểm môi trường nhiệt đới châu Phi:
+ Ở phía bắc, lượng mưa ít, có thời kì khô hạn kéo dài, xa-van phát triển.
+ Ở phía nam, khí hậu ẩm và dịu hơn.
+ Ở môi trường này có một số khoáng sản có giá trị như: vàng, đồng, chì,…
- Con người khai thác, sử dụng thiên nhiên:
+ Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn, người dân chủ yếu trồng kê; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả, khu vực phía đông có mưa nhiều hơn thì trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu, điển hình là cây cà phê và chăn nuôi gia súc.
+ Ở những khu vực tập trung khoáng sản, con người đã tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.
- Biện pháp con người bảo vệ thiên nhiên:
+ Để bảo vệ các loài sinh vật, nhiều quốc gia đã thành lập các “xa-van công viên” các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, tạo nên các điểm tham quan hấp dẫn.
+ Tuy nhiên, ở môi trường này đang gặp phải những khó khăn như tình trạng thoái hoá đất, khan hiếm nước, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
III. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
- Đặc điểm môi trường hoang mạc ở châu Phi:
+ Môi trường hoang mạc châu Phi gồm: hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía nam.
+ Đặc điểm nổi bật của môi trường này là khô hạn, lượng mưa rất ít. Bề mặt đất chủ yếu là sỏi đá, động vật nghèo nàn. Một số nơi trong các hoang mạc có mạch nước ngầm đã xuất hiện các ốc đảo.
+ Trong môi trường này cũng có một số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ.
- Cách con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên:
+ Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật đề phát triển chăn nuôi du mục.
+ Tại các ốc đảo, người dân trồng chủ yếu là, cam, chanh, lúa mạch,...
+ Một số quốc gia thuộc môi trường hoang mạc có khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đã khai thác dầu mỏ, vàng và kim cương để xuất khẩu.
+ Nhiều quốc gia đã tận dụng cảnh quan hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách du lịch tới tham quan.
+ Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng hoang mạc hóa ngày càng mở rộng.
+ Nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này đã được đưa ra, đặc biệt là sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dựng "Bức tường xanh vĩ đại".
IV. KHAI THÁC THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG ĐỊA TRUNG HẢI
- Môi trường Địa Trung Hải phân bố thành dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.
- Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam, chanh và cây lương thực như: lúa mì, ngô.
- Dựa vào khoáng sản sẵn có, người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ.
- Tuy nhiên, tình trạng hoang mạc hoá cũng đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường này.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây