Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác SVIP
1. Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện.
- Nông dân bị mất ruộng đất phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó, cùng với giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội.
- Trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức.
2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăng-ghen trờ thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.
Tóm tắt một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
Thời gian | Hoạt động |
Năm 1842 | Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. |
Năm 1843 | Sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp. |
Năm 1844 | Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. |
Đầu năm 1848 | C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản. |
Năm 1864 | Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này. |
Năm 1889 | Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen. |
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Công xã Pa-ri (1871)
- Sau khi Pháp thất bại thảm hại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập nhưng lại tìm cách thỏa hiệp với Phổ, kí hòa ước chấp nhận những điều kiện nhục nhã. Trong khi đó, nhân dân Pa-ri vẫn kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Ngày 18 - 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.
- Để thay thế cho chính quyền tư sản, chính quyền cách mạng - Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng công xã.
- Hội đồng Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân, ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân.
- Tuy chỉ tồn tại trong vòng 72 ngày (18 - 3 - 1871 đến 28 - 5 - 1871), nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
*Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
- Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội, thực hiện những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
*Sự ra đời của các đảng công nhân
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ.
+ Ở Mỹ, ngày 1 - 5 - 1886, hàng chục vạn công nhân đình công đòi giảm ngày làm 8 giờ. Cuộc đình công lan ra nhiều nhà máy, xí nghiệp; đặc biệt là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp, nhưng vẫn có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ngày.
+ Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
*Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14 - 7 - 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Nhờ hoạt động tích cực của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX. Tuy nhiên, sau khi Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế.
- Kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây