Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Liên minh châu Âu SVIP
I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động
1. Quy mô
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ ở các nước Tây Âu.
- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên ban đầu là CHLB Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua được thành lập từ sự hợp nhất của Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
- Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022). Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ).
2. Mục tiêu
Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Li-xbon năm 2009 với một số nội dung:
- Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,...).
- Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
- Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
3. Thể chế hoạt động
Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định. Các cơ quan đầu não này điều kiển mọi hoạt động của EU. Bảy cơ quan này bao gồm:
- Hội đồng châu Âu.
- Nghị viện châu Âu.
- Uỷ ban Liên minh châu Âu.
- Hội đồng Bộ trưởng EU.
- Toà kiểm toán châu Âu.
- Toà án công lí EU.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
EU có vị thế quan trọng trong nền kinh tế thế giới, được thể hiện thông qua hoạt động kinh tế và thương mại.
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô GDP là 17.088,6 tỉ USD, đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021). EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu thế giới (năm 2021).
- EU đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, chiếm 21,3% sản lượng ô tô trên toàn thế giới; đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,... Trong lĩnh vực thương mại, EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển. Trong đó, CHLB Đức, Pháp và I-ta-li-a là ba nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu.
Bảng 10.1. Trị giá xuất, nhập khẩu của EU giai đoạn 2000 - 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2021 |
Xuất khẩu | 2.591 | 4.458 | 5.865 | 6.382 | 8.670,6 |
Nhập khẩu | 2.535 | 4.271 | 5.633 | 5.789 | 8.016,6 |
(Nguồn: WB, 2022)
+ Hiện nay, EU đang dẫn dầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.
+ Các bạn hàng lớn của EU là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,... Đồng thời, EU cũng là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển và dành các ưu đãi về thương mại cho một số nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
+ Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,...
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...
- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối như đặt ra mức phạt thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU có giá thấp hơn so với mức giá ở nước xuất khẩu, trợ giá cho hàng nông sản,...
III. Hợp tác và liên kết trong EU
1. Thị trường chung châu Âu
a. Tự do lưu thông
Năm 1993, EU đã thiết lập một thị trường chung với bốn mặt tự do lưu thông nhằm:
- Xoá bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế.
- Thực hiện chung một chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Bảng 10.2. Bốn mặt tự do lưu thông trong EU
BỐN MẶT TỰ DO LƯU THÔNG | |||
Tự do di chuyển | Tự do lưu thông dịch vụ | Tự do lưu thông hàng hoá | Tự do lưu thông tiền vốn |
Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo. | Tự do đối với các dịch vụ như thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... | Tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung châu Âu các sản phẩm sản xuất hợp pháp mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. |
- Các hạn chế đối với thanh toán, giao dịch được bãi bỏ. - Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong nội khối. |
b. Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)
- Năm 1999, đồng Ơ-rô được chính thức lưu hành. Đây là kết quả của sự nhất thể hoá EU. Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của chị trường chung châu Âu.
+ Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.
- Năm 2022, có 19 quốc gia thành viên EU sử dụng đồng Ơ-rô. Hiện nay, đồng Ơ-rô là đồng tiền có số lượng dữ trữ lớn, mang ý nghĩa thương mại và là một trong những đồng tiền có ảnh hưởng quan trọng đối với thế giới.
2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ được các nước EU chú trọng hợp tác.
HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ CỦA EU | |
Ngành | Biểu hiện |
Công nghiệp | Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện tử - tin học,... |
Nông nghiệp |
Các quốc gia thành viên EU cũng tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm: - Hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung. - Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. |
Dịch vụ |
Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực này, nhất là dịch vụ vận tải: - Hệ thống giao thông vận tải (đường ô tô, đường sắt cao tốc, đường hàng không, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường ống) ở các quốc gia thành viên được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy các giải pháp kĩ thuật số và phát triển bền vững. - Riêng ngành giao thông vận tải đóng góp 9% GDP và thu hút khoảng 11 triệu lao động trực tiếp để đáp ứng nhu cầu di chuyển tự do ngày càng gia tăng của người dân các nước thành viên theo Hiệp ước Sen-gen. |
3. Liên kết vùng châu Âu
LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU | |
Quan niệm | Chỉ một khu vực biên giới của các quốc gia thành viên EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành một số hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung của các nước. |
Giới hạn, hiện trạng |
- Có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm bên ngoài ranh giới EU. - Hiện nay, EU có khoảng 158 liên kết vùng. |
Mục đích |
- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá EU. - Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước. - Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây