Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1: Lịch sử là gì? SVIP
➤ Các em thân mến: Con người, xã hội loài người, vạn vật cỏ cây hoa lá...đều biến đổi theo thời gian, quá trình biến đổi đó được gọi là lịch sử. Vậy, Lịch sử là gì? môn học lịch sử là gì? tại sao cần học lịch sử? và quá khứ được khám phá bởi những nguồn sử liệu nào? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé!
I. Lịch sử là gì?
- Con người, cây cỏ, mọi vật đều sinh ra, lớn lên sẽ luôn thay đổi không ngừng theo thời gian và xã hội loài người cũng như vậy.
- Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra ở trong quá khứ, là bộ môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho tới nay.
II. Vì sao phải học lịch sử
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm; biết được tổ tiên ông cha đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng đất nước ngày nay.
- Biết sự quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó, cũng như thấy được trách nhiệm mình phải làm gì cho đất nước.
- Học lịch sử giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu.
1. Tư liệu truyền miệng.
- Là những câu chuyện dân gian được kể lại - truyền miệng từ đời này qua đời khác: truyền thuyết, ca dao, dân ca, thần thoại...
Loại tư liệu này thường không chính xác về thời gian, địa điểm. Nhưng, trong giai đoạn chưa có chữ viết loại tư liệu này được xem như một phần để tìm hiểu lịch sử.
2. Tư liệu hiện vật.
- Là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như: các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm...
Là bằng chứng quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu, dựng lại lịch sử và kiểm chứng tư liệu chữ viết.
3. Tư liệu chữ viết
- Bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy...
Nguồn tư liệu này ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người và các sự kiện lịch sử, nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
4. Tư liệu gốc.
- Tư liệu gốc ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Với mỗi loại tư liệu thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mỗi người. Cho nên, chúng ta có thể thấy có nhiều cách nhìn nhận và giải thích khác nhau trong mỗi sự kiện lịch sử.
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây