Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Đặc điểm chung về cây ăn quả SVIP
I. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ
1. Sử dụng làm thực phẩm
- Các loại quả tươi cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng, amino acid, đường, chất xơ,... cho cơ thể con người
2. Sử dụng làm nguyên liệu chế biến
+ Nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo, nước ép, đồ uống, ô mai, chế biến hoa quả đóng hộp.
3. Sử dụng làm dược liệu
- Một số bộ phận của cây ăn quả có thể dùng để chế biến thành dược liệu.
- Ví dụ:
+ Lá non ngọn cây dứa có tác dụng trị say nắng.
+ Vỏ thân cây nhãn trị mụn nhọt.
+ Lá bưởi được sử dụng để xông hơi trị cảm cúm,...
4. Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan
- Nhiều loại cây ăn quả được sử dụng làm:
+ Cây bóng mát.
+ Cây cảnh quan.
+ Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp nâng cao chất lượng không khí, hạn chế bụi, tiếng ồn như xoài, nhãn,...
- Những loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn tốt được trồng để phủ xanh đất trống, đồi trọc và hạn chế xói mòn đất, như cây dứa, mận, vải,...
5. Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật
- Ở nước ta, sản phẩm từ cây ăn quả không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác.
- Cây ăn quả được sử dụng làm sản phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu tượng và thẩm mĩ, thể hiện văn hóa truyền thống, thường được trưng bày vào các dịp lễ, tết.
- Vườn cây ăn quả được sử dụng cho các hoạt động du lịch, giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp,...
II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY ĂN QUẢ
1. Rễ
- Chức năng:
+ Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
+ Dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc nghỉ.
- Vai trò:
+ Giữ cho cây đứng vững khi có gió bão.
- Đặc điểm:
+ Thường phân bố sâu và rộng, có nhiều nhánh.
+ Đa phần rễ phân bố ở độ sâu khoảng 5 – 50 cm.
=> Đất trồng cây ăn quả yêu cầu độ dày tầng canh tác trên 1,0 m.
2. Thân và cành
- Thân chính được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.
- Từ thân chính mọc ra cành cấp 1.
+ Từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2.
+ Tương tự sẽ có cành cấp 3, cấp 4, cấp 5,...
- Có chức năng nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.
3. Lá
- Lá là cơ quan sinh dưỡng quan trọng đối với cây ăn quả vì nó tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
- Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây.
- Lá ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng và tiến hành quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi cây.
4. Hoa
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Tùy loại cây ăn quả, có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
- Phần lớn cây ăn quả cần sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.
5. Quả
- Quả có chức năng bảo vệ hạt, là cơ quan sinh sản của cây.
- Phân loại quả:
+ Quả hạch: Loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng, ví dụ: đào, mận,…
+ Quả mọng: Các loại trái cây nhỏ, có nhiều thịt quả, có dạng tròn, nhiều nước, ví dụ: cam, quýt,…
+ Quả có vỏ cứng: Loại quả có vỏ cứng bên ngoài, ví dụ: dừa, đào lộn hột,…
III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả.
- Dựa vào yêu cầu về nhiệt độ, cây ăn quả được phân loại thành 3 nhóm:
+ Nhóm cây ăn quả nhiệt đới:
-
Đặc điểm: Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28°C, cần nhiệt độ thấp khoảng 10 – 20°C để phân hóa mầm hoa.
-
Ví dụ: Thanh long, chuối, xoài,…
+ Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới:
-
Đặc điểm: Sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 28°C, cần nhiệt độ thấp khoảng 10 – 20°C để phân hóa mầm hoa trong thời gian nhất định.
-
Ví dụ: Vải, bơ, nhót,…
+ Nhóm cây ăn quả ôn đới:
-
Đặc điểm: Sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 25°C và cần nhiệt độ thấp, khoảng dưới 10°C trong một khoảng thời gian nhất định để phân hóa mầm hoa.
-
Ví dụ: Lê, đào, mận,…
- Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất của năm quyết định phân bố và sản xuất của các loại cây ăn quả.
- Ví dụ: cây đào, cây mận ra hoa và đậu quả khi được trồng ở vùng núi có nhiệt độ thấp như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.
2. Độ ẩm
- Nước ảnh hưởng đến:
+ Thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây.
+ Sự phân hóa hoa, nở hoa, quá trình lớn lên và chín của quả.
- Giai đoạn ra lộc, ra hoa, phát triển quả:
+ Cây cần lượng nước lớn.
+ Độ ẩm đất cần duy trì khoảng 70 - 80%.
- Giai đoạn nghỉ hoặc phân hóa hoa:
+ Cây yêu cầu lượng nước không cao.
+ Độ ẩm đất thấp, ở mức 40 - 50%.
3. Ánh sáng
- Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm hoa, nở hoa và phát triển quả của cây.
- Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành và phát triển của cây ăn quả.
- Cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây cháy lá, rám quả.
- Ánh sáng không đủ hoặc thiếu ánh sáng sẽ làm quả chín muộn và không đẹp màu.
4. Đất
- Đất cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng và nước cho cây ăn quả.
- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ăn quả cần các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu như: đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng.
- Tỉ lệ các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây tùy thuộc vào loại cây và thời kì sinh trưởng, phát triển.
- Đất trồng cần có tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
- Các loại đất phù hợp với cây ăn quả thường là đất phù sa, đất đồi.
- Đất nhiễm mặn: không thích hợp cho cây ăn quả.
5. Gió
- Gió ảnh hưởng:
+ Mức độ lưu thông không khí trong vườn cây ăn quả.
+ Tăng khả năng thoát hơi nước.
+ Giảm độ ẩm không khí, cũng như sự lây lan của các loại sâu bệnh hại.
- Gió có tác động đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây