Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. SVIP
1. Khái niệm cạnh tranh.
Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa.
Ví dụ: Tháng 9/2018, đã diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nhãn hàng sữa Milo và Ovaltine thông qua chiến dịch quảng cáo: nếu như Milo chọn thông điệp “nhà vô địch làm từ Milo”; thì ngược lại, Ovaltine chọn thông điệp “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.
2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh:
+ Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
+ Nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường.
- Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.
+ Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau.
+ Dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Trong cùng lĩnh vực nước uống có ga có nhiều hãng như Coca Cola, Pepsi, 7Up… Vì vậy các hãng muốn bán được hàng phải cạnh tranh với nhau.
3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
+ Tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau.
+ Không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ.
+ Nâng cao trình độ người lao động.
+ Phân bổ linh hoạt các nguồn lực.
+ Hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
=> Nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu cùa xã hội.
4. Cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh:
+ Là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
+ Như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,...
+ Có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
+ Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội.
Ví dụ: Hành vi lấy trộm thông tin khách hàng của doanh nghiệp đối thủ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây