Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ (phần I) SVIP
I. Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI - XVIII)
- Sau các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu ra đời và phát triển cùng với lực lượng xã hội mới - giai cấp tư sản.
- Bị chế độ phong kiến cản trở, giai cấp tư sản đấu tranh nhằm gạt bỏ rào cản của chế độ phong kiến, đòi quyền tự do, dân chủ dưới nhiều hình thức, nhưng không thành công.
- Từ giữa thế kỉ XVI, cách mạng tư sản bùng nổ và từng bước giành được thắng lợi ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ.
II. Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
1. Cách mạng tư sản Anh
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa
- Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
+ Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ hoạt động ngoại thương (bán len, dạ và buôn bán nô lệ da đen).
+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa (chăn nuôi cừu lấy lông bán ra thị trường) => Họ trở thành quý tộc mới.
+ Nông dân không có ruộng đất để trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống vô cùng khổ cực => Sau này, họ phải đi làm thuê (trong các công xưởng, trang trại) rồi trở thành công nhân.
- Giai cấp tư sản Anh và quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có thực quyền về chính trị, bị phong kiến chèn ép. Nền thống trị của vua Sác-lơ I dựa vào các địa chủ lớn và Giáo hội đã cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển.
- Nguyên nhân trực tiếp
- Năm 1640, vua Sác-lơ I đã triệu tập Quốc hội (đa số đại biểu là quý tộc mới và tư sản) để tăng thêm các khoản thuế mới, nhằm phục vụ cho đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len ở miền Bắc. Quốc hội Anh đã kịch liệt phản đối.
=> Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.
- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
- Tháng 8 - 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
- Diễn biến chính
b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính
- Kết quả, ý nghĩa
- Cách mạng tư sản Anh đã kết thúc thắng lợi, lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nên chế chế quân chủ lập hiến ở Anh đã hạn chế quyền lực của nhà vua.
- Thắng lợi của cách mạng là thắng lợi của chế độ xã hội mới - chế độ tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ.
- Cuộc cách mạng tư sản Anh cũng đồng thời cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước Âu - Mỹ đứng lên làm cách mạng.
- Hạn chế
Cuộc cách mạng này mang tính chất không triệt để vì đã không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đặc điểm chính
Đặc điểm chính của cuộc cách mạng này là do liên minh giữa tầng lớp quý tộc mới và tư sản cùng lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến. Sự liên minh này dẫn đến tính không triệt để của cách mạng.
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
a) Nguyên nhân chiến tranh và sự thành lập của Hợp chúng quốc Mỹ
- Nguyên nhân sâu xa
- Nhiều nước châu Âu đã tiến hành xâm chiếm lục địa châu Mỹ. Đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
=> Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp ở 13 thuộc địa như độc quyền buôn bán, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề,...
- Sự cai trị hà khắc của thực dân Anh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do để phát triển kinh tế và văn hóa.
- Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 12 - 1773, để phản đối chế độ thuế vô lí của thực dân Anh, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè (trà) của Anh. Thực dân Anh liền ra lệnh phong tỏa cảng này.
- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí.
Vua Anh không chấp nhận yêu cầu đó và tuyên bố sẽ trừng trị nếu các thuộc địa "nổi loạn", đồng thời chuẩn bị lực lượng đàn áp.
- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ.
- Diễn biến chính
b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính
- Kết quả, ý nghĩa, tính chất
- Với Hòa ước Pa-ri (1783), Chính phủ Anh đã công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Hợp chúng quốc Mỹ ra đời năm 1776 đã được thừa nhận.
- Thắng lợi này không chỉ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia mới, mà còn mở đường cho kinh tế tư bản Mỹ chủ nghĩa phát triển => Cuộc chiến tranh này mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản.
- Cuộc cách mạng Mỹ có ảnh hưởng lớn đến châu Âu, nước Mỹ và cả thế giới: thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu, trước hết là Cách mạng tư sản Pháp (1789); cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước khu vực Mỹ La-tinh (vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX).
- Đặc điểm chính
Đặc điểm chính là do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây