Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ánh sáng cứu rỗi (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Nhân vật
a. Tình thế hiểm nghèo
- Đối diện với tình thế hiểm nghèo ấy, Kiên đã có những phản ứng:
+ Trong tình thế lạc đường, Kiên mất bình tĩnh, tỏ thái độ nóng giận, thất vọng, hung dữ với cô giao liên Hòa.
+ Khi tìm được đường giao liên, Kiên bình tĩnh, lòng dịu lại, cảm thấy có lỗi vì thái độ và lời nói của mình trước đó đối với Hòa.
+ Trong tình thế đối mặt với toán lính Mỹ, ban đầu, Kiên sợ hãi, căng thẳng, chọn cách ẩn nấp; sau đó, khi chứng kiến hành động chiến đấu đầy tuyệt vọng của Hòa, Kiên đau đớn, chịu đựng trong căm phẫn, bất lực.
b. Diễn biến tâm trạng, hành động của Kiên và Hòa khi đối diện với toán lính Mỹ
- Ban đầu Kiên bị sốc, sợ hãi khi phát hiện ra toán lính Mỹ. Sau đó, anh căng thẳng, sẵn sàng tự vệ và cam lòng nín lặng để tránh bị phát hiện nhằm bảo vệ đồng đội đang ẩn nấp dưới khe cạn.
- Hòa là nữ giao liên còn rất trẻ, quê Hải Hậu - người miền Bắc, xa lạ với cảnh quan núi rừng Tây Nguyên hoang vu, bí ẩn, nguy hiểm. Hòa còn non kinh nghiệm làm giao liên, chưa nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng khi đối diện với địch, có thể nói, Hòa đã có những phản ứng nhanh chóng, táo bạo, quyết liệt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đồng đội. Như vậy, ta có thể nhận thấy ở Hòa một tâm hồn trong sáng, nhân hậu, ý thức trách nhiệm cao cả và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Hòa đã trở thành một tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất và thân phận của con người trong bối cảnh khốc liệt của chiến tranh.
=> Nhận xét: Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau vì:
- Thứ nhất, Hòa là người có khả năng phân tích tình huống và ý thức trách nhiệm khác với Kiên. Do đó, cô đã nhanh chóng đưa ra quyết định cùng hành động táo bạo, trong khi Kiên mất thời gian hơn để thấu hiểu và phản ứng.
- Thứ hai, Hòa cảm thấy có lỗi và sẵn lòng chuộc lỗi bằng hành động chiến đấu và hi sinh, trong khi Kiên phải nín lặng để bảo vệ đồng đội, không để sự hi sinh của cô thành vô nghĩa.
=> Do đó, sự hi sinh của Hòa đã trở thành "kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất" trong kí ức chiến tranh của Kiên, một phần là vì Kiên mến yêu, tôn trọng Hòa, một phần là vì Hòa có tinh thần chiến đấu táo bạo, mưu trí cùng lòng hi sinh cao cả vì đồng đội.
c. Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội
Trước sự hi sinh của đồng đội, trước sự sống mà bản thân đang có, đang mang và được cứu vớt bởi sinh mệnh của những người đồng đội, Kiên đã có những suy tư sau:
- Chiến tranh là những kí ức kinh hoàng, thương tâm, đau buồn, mãi mãi ám ảnh tâm trí người lính đã từng kinh qua trận mạc.
- Sự hi sinh như một lẽ sống giản dị của đồng đội đã làm sáng danh đất nước, làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, giúp Kiên và những đồng đội khác sống sót, có khả năng đối diện và vượt qua nỗi đau chiến tranh. Tuy nhiên, sự sống ấy cũng đi kèm với nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh. Bởi những gì mà chiến tranh gây ra không chỉ tổn hại về thể xác mà còn gây ra những chấn thương đối với tâm hồn, cho nên, sự sống sót trong chiến tranh không hẳn là một niềm vui, cũng không phải đơn thuần là sự tồn tại về sinh mạng mà là sự sống sót mang theo chấn thương tinh thần.
4. Nghệ thuật trần thuật
a. Nhận xét về cốt truyện
=> Ở đây cốt truyện thể hiện hành trình tháo chạy - lạc lối - tìm đường - đụng độ - hi sinh - sống sót của nhân vật Kiên, Hòa và đồng đội trong bối cảnh rừng rậm hoang sơ đầy rủi ro, bí ẩn, nguy hiểm. Căng thẳng, hồi hộp, kịch tính là những nét đặc sắc mà chuỗi sự kiện này tạo ra.
=> Các chi tiết, sự kiện tạo nên cốt truyện được tác giả sắp đặt có lớp lang, tuần tự gắn liền với việc mô tả cảnh quan thiên nhiên hoang dã cùng tâm trạng sợ hãi, bất an của nhân vật chính. Tất cả tạo nên bức tranh ấn tượng và sống động về khoảnh khắc chiến đấu, hi sinh cùng nỗi đau thương mà con người phải trải qua trong chiến tranh.
b. Nhận xét về cách kể chuyện
+ Cách miêu tả chi tiết, xây dựng hình ảnh: Bảo Ninh mô tả chi tiết, tạo dựng nhiều hình ảnh ấn tượng, sống động tạo ra không khí và cảm xúc đặc biệt cho câu chuyện. Ông kết hợp giữa các hành động, di chuyển, đụng độ, chiến đấu, tháo chạy một cách kịch tính, duy trì sự hứng thú theo dõi của độc giả. Bảo Ninh đã tạo dựng một chuỗi sự việc tiếp diễn liên tục, không gián đoạn, từ quá khứ đến hiện tại, từ cảm xúc cá nhân đến tình cảm đồng đội. Cách ông mô tả cảnh rừng qua màu sắc, mùi vị, âm thanh và sự chuyển động của nhân vật giúp độc giả hình dung một cách chân thực về bối cảnh, sự khắc nghiệt, hồi hộp và căng thẳng đến nghẹt thở của hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh.
+ Cách xây dựng nhân vật:
+ Cách sử dụng ngôn ngữ: Tác giả sử dụng ngôn ngữ miêu tả phong phú và chính xác. Cách ông chọn từ ngữ và cấu trúc câu góp phần tạo nên không khí căng thẳng, hồi hộp song vẫn có được độ sâu lắng của trải nghiệm, làm nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
+ Cách sử dụng giọng điệu:
Cách Bảo Ninh trình bày những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc của Kiên về chiến tranh có tác dụng làm tăng thêm sự xúc động và lòng khát khao hòa bình.
=> Như vậy, có thể nói rằng Bảo Ninh đã sử dụng một cách kể chuyện linh hoạt và đầy sức mạnh để truyền tải khía cạnh buồn đau của chiến tranh, tạo ra một đoạn trích vừa kịch tính vừa trầm buồn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Đoạn trích là hồi ức buồn đau về thân phận con người trong và sau chiến tranh, qua đó, tác giả không chỉ khẳng định sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh đối với thể xác và tinh thần người lính, mà còn khắc họa sức mạnh tinh thần cùng niềm khát khao, yêu chuộng hòa bình của những người lính chống Mỹ.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống kịch tính, căng thẳng, hồi hộp.
- Thể hiện tâm trạng, suy ngẫm trầm buồn, sâu sắc về chiến tranh và thân phận con người bằng ngôn từ và văn phong chính xác, tinh tế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây