Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
An toàn phóng xạ SVIP
1. TÁC HẠI CỦA CÁC TIA PHÓNG XẠ
Các tia phóng xạ có thể gây tác động mạnh tới tế bào của con người cũng như sinh vật. Ảnh hưởng của tia phóng xạ lên cơ thể người phụ thuộc vào cường độ, khả năng ion hóa, khả năng đâm xuyên, thời gian chiếu,... của tia phóng xạ.
- Với tia phóng xạ α: khả năng đâm xuyên của tia α kém nên khi nguồn phóng xạ ở bên ngoài cơ thể thì nó không gây hậu quả đáng kể. Tuy nhiên, do khả năng ion hóa mạnh nên nếu nguồn phóng xạ α xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Với tia phóng xạ β: khả năng ion hóa và khả năng đâm xuyên ở mức trung bình, khi nguồn phóng xạ β ở trong hay ở ngoài cơ thể đều có thể gây ra các hậu quả đáng kể.
- Với tia phóng xạ \(\gamma\): khả năng ion hóa kém, hơn tia α, tia β nhưng khả năng đâm xuyên mạnh, khi nguồn phóng xạ \(\gamma\) ở trong hay ở ngoài cơ thể đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu cơ thể phơi nhiễm tia \(\gamma\) có cường độ lớn trong thời gian dài.
Tác hại của các tia phóng xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng thâm nhập của các tia này vào cơ thể, liều lượng chiếu, thời gian phơi nhiễm,... Nói chung, nhiễm phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như buồn nôn, mệt mỏi,... cho đến nặng hơn như rụng tóc, tiêu chảy và nguy cơ ung thư, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Loại nguồn | Hình thức sử dụng nguồn phóng xạ | Mức độ nguy hại |
I |
- Máy phát nhiệt điện sử dụng đồng vị phóng xạ. - Nguồn phóng xạ dùng cho cơ sở chiếu xạ công nghiệp, trong thiết bị xạ trị từ xa. |
Cực kì nguy hiểm Thời gian tiếp xúc với nguồn: - Ít hơn vài phút: gây tổn thương lâu dài. - Lâu hơn vài phút: có thể gây chết người. |
II | Nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh công nghiệp, trong xạ trị áp suất liều cao và trung bình. |
Rất nguy hiểm Thời gian tiếp xúc với nguồn: - Ít hơn vài giờ: gây tổn thương lâu dài. - Lâu hơn vài giờ: có thể gây chết người. |
III | Thiết bị đo công nghiệp sử dụng nguồn có độ phóng xạ cao. |
Thời gian tiếp xúc với nguồn: - Nhiều giờ: gây tổn thương lâu dài. - Lâu hơn vài ngày: có thể gây chết người. |
IV | Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp, thiết bị đo công nghiệp không sử dụng nguồn có độ phóng xạ cao, thiết bị đo mật độ xương,... | Ít có xác suất gây tổn thương lâu dài cho con người. |
V | Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp điều trị mắt, thiết bị huỳnh quang tia X,... | Phần lớn là không nguy hiểm cho con người. |
2. BIỂN CẢNH BÁO PHÓNG XẠ
Biển cảnh báo phóng xạ được đặt tại khu vực lắp đặt thiết bị phát ra tia phóng xạ và nguồn phóng xạ, hoặc trên chính thiết bị và vật chứa của nguồn phóng xạ.
Mục đích cảnh báo mọi người không nên tiếp cận hoặc làm hỏng thiết bị hoặc vật chứa thiết bị phóng xạ, vì điều này rất nguy hiểm.
3. QUY TẮC AN TOÀN PHÓNG XẠ
Ba yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến tác hại của bức xạ gồm: thời gian phơi nhiễm, khoảng cách đến nguồn phóng xạ và che chắn phóng xạ. Chính ba yếu tố này quyết định các quy tắc cơ bản cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi ở các khu vực có nguồn phóng xạ hoặc phải làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ.
- Khoảng cách đến nguồn phóng xạ: Giữ khoảng cách đủ xa đối với nguồn phóng xạ. Nếu tăng gấp đôi khoảng cách từ chúng ta đến nguồn phóng xạ thì liều hấp thụ phóng xạ giảm đi 4 lần.
- Che chắn phóng xạ: Cần sử dụng các tấm chắn nguồn phóng xạ đủ tốt. Tấm chắn càng dày và có khối lượng riêng càng lớn sẽ càng cản trở mạnh tia phóng xạ.
- Thời gian phơi nhiễm: Cần giảm thiểu thời gian phơi nhiễm phóng xạ.
Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo những người làm việc với các nguồn phóng xạ nên khám sức khỏe định kì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh lí do phóng xạ.
Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương. Một quy tắc quan trọng khi xảy ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ khẩn cấp là cần theo dõi chặt chẽ tình hình qua các phương tiện truyền thông và tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ: giữ khoảng cách đủ xa đối với nguồn phóng xạ, cần sử dụng các tấm chắn nguồn phóng xạ đủ tốt và cần giảm thiểu thời gian phơi nhiễm phóng xạ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây