BÀI LÀM

Qua câu có người sống mà đã chết có người chết mà vẫn sống làm người khó nhất là: Sống ! câu này tác giả muốn gửi tới cho chúng ta là mỗi người ngắn ngủi nhưng “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” (O. Sukhomlynsky). Chúng ta đều nhận thức được rằng mình đang sống, nhưng đã bao lần ta tự hỏi lòng: “Mình sống như thế nào?”. Câu hỏi ấy cũng đã được nhà thơ Lò Ngân Sủn đặt ra trong bài thơ “Người trên đá” của mình: “có người sống mà đã chết/ có người chết mà vẫn sống/ làm người khó nhất là: Sống!”. Những câu thơ ít vần điệu nhưng dân dã, giàu hình ảnh và triết lí, khiến mỗi người đọc phải trăn trở về cách sống đẹp, sống ý nghĩa trong cuộc đời. “Có người sống mà đã chết” chỉ những người sống cuộc đời mờ nhạt, vô vị, nhàm chán, vô nghĩa, không mục đích, không lí tưởng, đam mê, không bứt phá, sống vô ích, vô cảm, thậm chí sa đọa, ích kỉ, xấu xa,… Trái lại, những “người chết mà vẫn sống” là người sống đẹp, sống cống hiến, sống có ý nghĩa, để lại dấu ấn trong cuộc đời, sống mãi trong lòng người, lưu danh muôn thuở. Câu thơ cuối cùng “làm người khó nhất là: sống!” được nhà thơ thốt lên với bao sự trăn trở về lẽ sống, cách sống sao cho có ích, có ý nghĩa của con người. Qua đó, những câu thơ là một lời thúc giục, tự vấn mỗi người cần có sự sống đích thực, ý nghĩa chỉ khi sống đẹp, biết tận hiến và tận hưởng, sống hết mình từng giây phút cuộc đời để không hổ thẹn, tiếc nuối, không sống mòn, vô nghĩa…