Phạm Trần Hoàng Anh
Giới thiệu về bản thân
Em đăng kí nhận thưởng dự kiện: "Viết quan điểm của em về bạo lực học đường"
Đề chỉ nói là nêu quan điểm, theo ý kiên của mình nhé. Bạn chắt lọc, lấy dẫn chứng, thông tin có thể làm bài nghị luận nha.
-------------------------------------------------------------------------------------
Bạo lực học đường đã tồn tại và phát triển từ khi ngành giáo dục đang trên đà phát triển và nó là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi, đau thương và đáng lo ngại nhất đối với không chỉ những người là nạn nhân mà còn những người chứng kiến dưới bất kì hình thức nào (tam lý, thể xác...). Từ đây đặt ra nhiều câu hỏi rất lớn về nhân cách của các bạn học sinh.
Chúng ta cũng thường nói rằng: "Trẻ em rất ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng". Thật sự như vậy nhưng ai biết được rằng ẩn sau những tấm màn ấy là những suy nghĩ lệch lạc, có xu hướng bạo lực ở một số bộ phận nhất định. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Thời thế thay đổi kèm theo đó những gì học sinh tiếp cận ngày càng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều nhờ vào mạng xã hội như tiktok, facebook,.... nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai lần khi tiếp nhận thông tin sai lệch, những tư tưởng không đúng đắn và văn hóa đồi trụy. Trẻ thường có xu hướng thích xem những thứ như vậy vì đơn giản là nội dung đó "không bình thường". Không chỉ vậy, học sinh ngày nay suy nghĩ rất nông cạn, chỉ thích chiều theo ý mình, muốn có gì thì phải có cho bằng được, tâm lý "nhà vua" nên suy nghĩ có hướng bạo thủ rất ghê gớm và có rất nhiều học sinh lại rất khoái cảm giác bắt nạt kẻ yếu để chứng minh bản thân mình mạnh, ra oai với người khác. Ngoài ra, yếu tố rủ rê, lôi kéo, hiệu ứng bầy đàn cũng là một nguyên do khiến nhiều em không hiểu chuyện gì cũng hùa theo nói xấu, chửi bới, có những lời không hay về danh dự nhân phẩm của người khác. Bạo lực học đường cũng có thể xuất phát từ những quan điểm trái chiều với nhau, đôi bên bảo vệ cho quyền lợi, ý kiến của bản thân mình mà từ đó tranh chấp, loại bỏ ý kiến của bên kia. Không chỉ từ học sinh mà phụ huynh cũng góp một phân nguyên nhân dấn đến bạo lực học đường. Phụ huynh nhiều kho không quan tâm, chăm sóc, chỉ dạy và giáo dục đàng hoàng vê những vấn đề xã hội như vậy, không quản lý chặt chẽ những thông tin mà con tiếp thu từ mạng xã hội tốt. Nhiều phụ huynh bỏ bê con cái, mặc cho con làm gì thì làm mà nuông chiều vô điều kiện...
Để mà nói đến hậu quả thì vô cùng nặng nề. Trước hết là về tâm lý của nạn nhân. Họ dễ bị tổn thương sâu sắc, trở nên bi quan, trầm cảm, không muốn đi học và không muốn được sống để phải chịu thêm nhiều đau khổ hơn nữa, biết bao những vụ học sinh tự t* vì bị bạo lực học đường không thương tiếc rồi. Ta nói những kẻ bắt nạt chỉ bt chà đạp lên ước mơ và nước mắt của những người hiền lành, vô tội mà không biết rằng bản thân mình mất đi nhân tính của một con người. Một khi sa vào bạo lực học đường thì không có con đường nào dành cho họ nữa, từ đó mà cả thế hệ học sinh bị hủy hoại bởi những suy nghĩ lệch lạc. Bạo lực học đường để lại rất nhiều mất mát, đau thương cho gia đình nạn nhân - những người bị bắt nạt. Những người bị bắt nạt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến cách suy nghĩ, vận hành của học sinh mà có xu hướng trở thành những kẻ bắt nạt đời tiếp theo. Bạo lực học đường để lại vết nhơ không thể rửa sạch trong ngành giáo dục, đặc biệt là các trường học, nơi mà hình thức xử phạt, hay mức độ quan tâm của những giáo viên còn bị hạn chế.
Để giải quyết vấn đề nhức nhối này, trước hết ta cần hiểu tâm lý của những kẻ bắt nạt. Những kẻ có xu hướng bắt nạt này thường không có suy nghĩ đủ kiên nhân để giải quyết vấn đề mà luôn phải dùng phương pháp bạo lực. Vì thế ta cần phải răn đe một cách nghiêm khắc bằng việc tăng mức độ hình phạt lên cao hơn nữa đồng thời cũng phải giáo dục thật kĩ về vấn đề này bằng nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ vậy, phụ huynh và học sinh cũng phải hợp tác để cùng chung tay giảm thiểu bạo lực học đường, cần quan tâm, chỉ giáo con với tư cách là một người dày dặn kinh nghiệm, những tấm gương sáng cho mầm non noi theo. Phải quản lý con cái trong tầm kiểm soát nhưng cũng không gây khó dễ cho việc tiếp nhận và học hỏi của các con. Không đặt quá nhiều áp lực lên con cái như việc so sánh điểm số, năng lực,... bởi nó là một sự xúc phạm nặng nề. Ta nói bạo lực không tự nhiên sinh ra mà chính chúng ta là những kẻ sinh ra nó bởi thế chính chúng ta cũng phải tự khắc phục nó.
Số gạo còn lại sau khi bán buổi sáng là:
`1 - 3/5 = 2/5` (tổng số gạo)
Số gạo bán buổi chiều là:
`2/5 xx 4/5 = 8/25` (tổng số gạo)
Số gạo còn lại chiếm:
`2/5 - 8/25 = 2/25` (tổng số gạo)
Cửa hàng bán số kg là:
`12 : 2/25 = 150 (kg) `
Đáp số: ...
`x - 105 : 21 = 15`
`=> x - 5 = 15`
`=> x =15+5`
`=> x = 20`
Vậy ...
Tỉ số là bao nhiêu vậy bạn?
Hai cây đầu sẽ tạo ra một khoảng rồi các khoảng tiếp theo chỉ cần 1 cây nên số khoảng có được từ `95` cây là:
`95 - 1 = 94 ` (khoảng)
Độ dài quãng đường là:
`94` x `4 = 376 (m)`
Đáp số: ...
`5603` yến `= 560,3` tạ `= 56,03` tấn `= 56030kg`
`24` x `5 + 12` x `3` x `2 + 24` x `2`
`= 24` x `5 + 24` x `3 + 24` x `2`
`= 24` x `(5 + 3 + 2) `
`= 24` x `10`
`= 240`
Trung bình mỗi người nặng số kg là:
`550 : 10 = 55 (kg)`
Đáp số: `55kg`