tran trong

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của tran trong
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

- Ở Lâm Đồng vào mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất, sụt lún trên các tuyến đường. Hiện nay, toàn tỉnh có 73 vị trí có nguy cơ bị ngập khi xảy ra mưa lớn. Bởi vậy người dân khi có mưa lớn cần phải chú ý.

- Còn vào mùa khô, vì có nhiều núi và rừng nên dễ xảy ra nắng nóng dẫn đến tình huống nguy hiểm cháy rừng. Trong tháng 4/2023 đã xảy ra liên tiếp 6 vụ cháy rừng. Trong đó có 1 vụ xảy ra tại xã Rômen, huyện Đam Rông; 3 vụ tại xã Hiệp Thạnh, Hiệp An, huyện Đức Trọng và 2 vụ xảy ra tại phường 3, thành phố Đà Lạt. 

* Nhận xét hành vi của bà C:

- Bà C là mẹ bạn H đã bắt H nghỉ học để ở nhà phục vụ khách hàng là hành vi bạo lực gia đình về lĩnh vực lao động.

- Bà C chửi và đánh H là hành vi bạo lực gia đình về thân thể và tinh thần.

=> Hành vi của bà C vi phạm nghiêm trọng luật Hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em, quyền được nhà nước bảo hộ thân thể, danh dự, nhân phẩm, vi phạm những hành vi bị cấm trong luật Phòng chống bạo lực gia đình ở nước ta.

- Việc làm của bà C không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của bạn H mà còn gây ra tình trạng không được đi học của bạn. Bạn H không được đi học sẽ không thể có cơ hội phát triển bản thân một cách tốt nhất. Không những thế, bạn H mới học lớp 9 đã phải làm ở quán rượu – bia sẽ dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội.

* Nếu là A:

- Đầu tiên, em sẽ đưa ra lời khuyên với bà C về các hành vi của mình, yêu cầu bà C cho bạn H đi học và khắc phục tình trạng gây ra cho bạn H.

- Tiếp theo, em sẽ thông báo đến thầy, cô để nhờ thầy, cô giúp đỡ, khuyên mẹ bạn H.

- Nếu tình trạng của bạn H xảy ra nghiêm trọng, em sẽ báo đến cơ quan chức năng là công an địa phương về hành vi của bà H.

* Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em:

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định để ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện của luật này.

Theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, NSDLĐ phải tuân theo quy định sau đây:

- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ.

- Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi, NSDLĐ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Về thời gian làm việc theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019:

+ Không được làm việc quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần;

+ Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau); ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

+ Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người.

- Về thời giờ nghỉ ngơi: Lao động trẻ em được bố trí nghỉ giải lao giữa giờ làm việc;

- Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động: Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; và phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Công việc và nơi làm việc chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ

Khi gặp tình huống lũ lụt hoặc sạt lở đất những việc bạn cần làm để thoát khỏi nguy hiểm đó là:

- Giữ bình tĩnh.

- Xác định vùng an toàn nhất để di chuyển.

- Đặt chân cẩn thận và tránh bước vào những khu vực đất bị ảnh hưởng bởi dòng nước hoặc vết nứt đất.

- Nếu bạn ở trong nhà, hãy lên tầng cao nhất hoặc leo lên mái để tránh lũ lụt. – Tắt hết các thiết bị điện trong khi nước đang đổ vào nhà.

- Nếu bạn đang lái xe, hãy tìm nơi thoát ra nhanh chóng và tránh đỗ xe dưới những khu vực có nguy cơ sạt lở.

- Nếu bạn đang ở gần các khu vực có nguy cơ mất điện, nước, hoặc tin tức, hãy cố gắng liên lạc với nhà chức trách hoặc người thân để thông báo về tình hình của bạn.

- Bạn cũng nên lưu trữ đầy đủ các tài liệu quan trọng như giấy tờ tùy thân hoặc địa chỉ quan trọng để dễ dàng liên lạc khi cần thiết.

- Cuối cùng, sau khi đã đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn có thể giúp đỡ những người khác gặp phải vấn đề tương tự.

 * Thông thường các nguyên nhân gây ra căng thẳng ở cơ thể người bao gồm:

Nguyên nhân bên ngoài: Thời tiết, giao thông, khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm.

Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân: Xuất phát từ chính suy nghĩ của bản thân về những áp lực trong công việc, học tập,…

Ngoài ra cũng có thể do các nguyên nhân đến từ:

- Xã hội và gia đình: Áp lực công việc, áp lực về thời gian, vấn đề tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với bạn bè,…

- Xuất phát từ mặt thể chất: Cơ thể mệt mỏi, ốm đau, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

* Tâm lý căng thẳng gây ra các hậu quả tiêu cực:

- Kết quả học tập giảm sút.

- Suy giảm trí nhớ.

- Suy nhược cơ thể.

- Hình thành các tính cách tiêu cực như: Khó tính, cáu gắt…

- Rạn nứt các mối quan hệ xã hội…

* Biểu hiện của bạo lực học đường:

- Các hành vi bạo lực thể chất: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực tinh thần: Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hanh vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến: Nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác...

* Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Yếu tố từ học sinh:

+ Do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi.

+ Muốn khẳng định mình.

+ Dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân.

+ Do mâu thuẫn cá nhân.

- Yếu tố gia đình:

+ Cha mẹ quá khắt khe, kỳ vọng hoặc dạy dỗ bằng các biện pháp kỷ luật sẽ gây nên áp lực tâm lý cho các em.

+ Cha mẹ chiều chuộng con quá mức, cho đi mà không đòi hỏi nhận lại cũng làm cho con có tâm lý háo thắng, thích gì được nấy và dễ dàng tụ tập, bị lôi kéo bởi hành vi xấu.

- Yếu tố từ nhà trường:

+ Nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh.

+ Chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học về giá trị của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.

- Yếu tố từ xã hội

+ Lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân

+ Tiếp xúc dễ dàng, thường xuyên với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử

* Hậu quả của bạo lực học đường:

- Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình.

- Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành.

- Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục.

- Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp.

* Cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Để phòng tránh bạo lực gia đình cần:

+ Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

+ Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tích cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

- Khi xảy ra bạo lực gia đình cần:

+ Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Nên thông báo sự việc cho người thân, những người tin cậy.

+ Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải,...

+ Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

- Cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.

Hành vi của anh A dùng hoá chất tạo ra nước mắm giả, cùng với việc không có giấy phép kinh doanh là không tuân thủ pháp luật.

Anh Q biết hành vi vi phạm của anh A đã báo với cơ quan chức năng là sử dụng pháp luật.

Đội quản lý thị trường đã lập biên bản xử lí hành chính đối với cơ sở của anh A và tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hoá chất nước mắm là áp dụng pháp luật.

- Không chơi với những bạn học kém là việc làm không nên làm bởi vì các bạn học kém sẽ có những thế mạnh về năng khiếu hoặc tính cách tốt. Các bạn chơi cùng mình sẽ có thể chia sẻ những khó khăn, tâm sự, trở thành bạn tốt với nhau. Khi chơi với các bạn học kém, em nên giúp đỡ để các bạn trở nên học tốt hơn trở thành đôi bạn cùng tiến.

- Gọi cấp cứu khi thấy bạn bị tai nạn giao thông là việc nên làm bởi vì khi bị tại nạn giao thông người bị tai nạn sẽ bị thương gây nguy hiểm tính mạng. Việc gọi cấp cứu sẽ giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm, cứu sống được họ.

- Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm là việc không nên làm bởi mẹ bạn bị ốm, bạn nên ở nhà giúp mẹ và chăm sóc cho mẹ. Khi thấy mẹ bạn bị ốm, em nên hỏi thăm sức khoẻ của mẹ bạn để thể hiện sự lịch sự và quan tâm bạn bè.

- Thăm hỏi và động viên người già neo đơn là việc nên làm bởi vì người già neo đơn là những người có hoàn cảnh khó khăn. Họ là những người rất cần sự giúp đỡ của người khác để vượt qua được khó khăn, có cuộc sống ổn định. Việc làm đó sẽ thể hiện tinh thần yêu thương con người của em.

- Xác định trường thi cấp 3.

- Xác định kết quả thi học kì I.

- Xác định công việc sẽ làm khi học đại học.

Em đăng vào hỏi đáp môn Tiếng Anh nhé!