Lê Thị Linh Đan

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Thị Linh Đan
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Tôi rất thích tới lớp, tới trường. Phần vì tôi được học những bài học bổ ích, lý thú, phần vì được tự giác làm những công việc hằng ngày. Nhưng lý do đặc biệt hơn cả là tôi được gặp, được học tập và sinh hoạt cùng những người bạn. Tôi thường mong tới lớp để kể chuyện cho Quỳnh Anh - cô bạn thân của tôi nghe.

   Tôi quen Quỳnh Anh từ buổi khai trường vào lớp Một. Hồi đó, tôi ngồi trong hàng ghế mà cứ thút thít khóc. Quỳnh Anh ngồi kế bên thấy vậy, bèn xoa lưng an ủi tôi. Bạn ấy còn kể cho tôi nghe những điều thú vị khi học lớp Một. Cho mãi tới sau này, tôi mới nghĩ lại, cô bạn bằng tuổi tôi, bạn ấy làm sao biết được những điều đó. Hóa ra bạn kể trong tưởng tượng mà thôi. Nhưng những lời kể tưởng tượng đó đã giúp tôi bớt bỡ ngỡ và có một cô bạn thân.

   Quỳnh Anh cao hơn tôi, dáng người thanh mảnh. Vẻ thanh mảnh làm Quỳnh Anh sắp giống một thiếu nữ xinh đẹp rồi. Mái tóc đen dài, óng ả lúc nào cũng buông xõa ngang lưng. Tôi rất thích chạm vào mái tóc ấy nên đã cố gắng học tết tóc. Mỗi giờ ra chơi, tôi lại nghịch mái tóc cô bạn bằng những kiểu tết xinh xắn. Mái tóc của cô bạn đen bao nhiêu thì làn da bạn ấy trắng bấy nhiêu. Làn da trắng hồng rạng rỡ. Gương mặt tròn lại giúp cô bạn trông mũm mĩm, đáng yêu. Đôi má Quỳnh Anh hồng hào, bầu bĩnh. Chiếc mũi cao, hơi tròn. Nét đặc biệt nhất là Quỳnh Anh có nụ cười rạng rỡ. Khóe miệng nhỏ xinh nhưng mỗi khi cười, hàm răng trắng đều lại lộ ra, điểm thêm nét rạng ngời trên gương mặt. Quỳnh Anh có đôi mắt biết cười. Khi cô bạn mỉm cười, đôi mắt híp lại. Bình thường đôi mắt ấy to tròn, đen láy, long lanh như chứa nước. Tôi ngắm nhìn đôi mắt đẹp này qua cặp kính cận. Quỳnh Anh đeo kính, cặp kính làm cô lớp phó trông vẻ gương mẫu, nghiêm túc hơn hẳn.

   Quỳnh Anh là lớp phó thông minh, chăm chỉ và gương mẫu của lớp. Cô ấy cũng là một người bạn tốt bụng của mọi người và của tôi. Cậu học giỏi đều các môn. Mỗi khi gặp bài khó, tôi chỉ cần nghe Quỳnh Anh giảng một lần là hiểu. Những ngày tôi nghỉ ốm, cô bạn thường nhờ mẹ chở qua nhà tôi để cho tôi mượn vở. Quỳnh Anh lúc nào cũng mơ ước sẽ trở thành một cô giáo. Tôi cũng cầu mong cho ước mơ của cô bạn thành hiện thực. Tôi vẫn thường trêu bạn ấy nhất định phải trở thành giáo viên để đón những em nhỏ rụt rè như tôi ngày trước.

   Tôi rất yêu quý cô bạn thân của mình. Quả thực, bao năm qua, Quỳnh Anh như một người chị em quan trọng với tôi. Dù buồn, dù vui, tôi đều muốn chia sẻ với người bạn này. Năm nay đã năm cuối cấp, rồi chúng tôi sẽ phải chia tay nhau. Tôi hi vọng, tôi và cô bạn vẫn học chung mái trường và mãi mãi là bạn thân của nhau.

Trường của em có mái ngói dù đã bạc màu nhưng vẫn chắc chắn, gồm có hai dãy phòng học và 3 phòng dành cho khu hành chính. Trong lớp học, các bạn học sinh quet rất sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng vì chúng em rất ý thức giữ gìn vệ sinh sạch đẹp.Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em mến yêu ngôi trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Cô giáo dặn chúng em phải luôn chấp hành nội quy của nhà trường, và chúng em không viết bậy lên bàn học để giữ cho trường lớp em sạch đẹp.Em rất thích mỗi khi đến trường vì được gặp nhiều bạn bè, được gặp thầy cô giáo. Ngôi trường này là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò, thắp sáng ước mơ cho em, em mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo về dạy tại ngôi trường này.

Chú mèo nhà em chính là dũng sĩ diệt chuột.

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

tham khảo nhé:

                                                      Bài làm:

Em năm nay đã là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn ham chơi , thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở , trách phạt . Nhưng ở cái tuổi này có vẻ em còn ương bướng lắm . Cho đến hôm nay , trong tiết giáo dục công dân , em được nghe câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi em mới ngộ ra nhiều điều và có thêm được nhiều bài học.

    Đó là câu chuyện : Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam .

Nhân chuyến công tác tại miền Nam , Bác đã có chuyến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Hay tin Bác sẽ đến thăm nên các thầy cô, các bạn thiếu nhi trong trường háo hức lắm . Mọi người đều dọn dẹp , chuẩn bị thật tỉ mỉ và kĩ càng để chào đón Bác . Khi Bác đến thăm , mọi người đều ùa ra đón Bác mời Bác ra hội trường đã chuẩn bị sẵn . Nhưng Bác lại muốn các cô dẫn ra nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu của Bác ăn no, ngủ ấm và chăm sóc có được chu đáo không . Rồi Bác lấy kẹo chia cho từng cháu nhưng có một bạn đứng nép ngoài mép cửa với gương mặt buồn rượu.

Thấy vậy ,Bác gọi lại hỏi chuyện :

-Cháu tên là gì ? Vì sao đứng ở đây?

Cậu bé đáp rằng cậu tên là Tộ , vì phạm lỗi không rửa tay , để tay bị bẩn nên bị các cô chú phạt không được nhận kẹo của Bác . Nghe chuyện , Bác chỉ cười và bảo Tộ đi rửa tay rồi Bác sẽ cho kẹo.Sau đó , Bác dạy :

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Tộ cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác . Từ đấy, Tộ cũng luôn giữ  bàn tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

     Qua câu chuyện trên , em thấy thật xấu hổ vì mình còn để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần mà còn ương bướng không nghe. Và em cũng như bạn Tộ trong câu chuyện đều cảm động trước sự dạy bảo và chăm sóc ân cần của Bác. Đối với Bác , mọi thiếu nhi trên đất nước đều là cháu của Bác  và cháu nào cũng ngoan , cũng đáng được yêu thương . Em cảm thấy rất yêu quý , trân trọng và biết ơn Bác . Về những việc Bác đã làm cho Tổ quốc , những sự hi sinh không thể tả thành lời ;những sự dạy bảo ; những tình yêu dành cho thiếu nhi nói riêng và đồng bào nói chung . Bác dành cả cuộc đời dành cho Tổ quốc máu thịt chỉ vì một ham muốn tột bậc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã  cống hiến cả thanh xuân tuổi trẻ , cuộc đời vì độc lập dân tộc ,vì sự tự do của muôn dân và vì tình yêu cho thiếu nhi , cho đồng bào. Đến tận lúc ra đi người vẫn còn lo lắng cho miền Nam máu thịt , lo lắng vì đại sự dân tộc vẫn chưa thành -đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn và để lại muôn vàn tình thương “ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”. Tuy rằng người đã ra đi và rất nhiều thế hệ sau chưa từng tận mắt thấy , tận tai nghe và được cảm  nhận tình thương của Bác . Nhưng những thế hệ ấy và em đều hiểu được , cảm nhận được , ghi nhớ những tình cảm , tấm lòng và tình yêu mà Bác dành cho quốc gia dân tộc . Chính như nhà thơ Tố Hữu đã viết :

                 Bác ơi tim Bác mênh mông thế
                 Ôm cả non sông, mọi kiếp người

 Là một công dân được thừa những thành quả hi sinh của Bác , của các anh cha đi trước , em nhận thấy bản thân cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho xứng đánh với những thành quả ấy . Và học theo lời dạy của Bác “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” . Còn là một học sinh nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt ,  chăm ngoan , nghe lời cha mẹ để cố gắng trở thành học sinh mẫu mực , con ngoan trò giỏi và xứng là cháu ngoan Bác Hồ . Đồng thời cũng sẽ luôn trau dồi kiến thức văn học , lịch sử , địa lí  để có thể biết thêm nhiều hơn sự cống hiến của Bác , của cha anh để có được đất nước độc lập hôm nay . Rèn luyện trí tuệ và sức khỏe để trở thành một công dân toàn diện để có thể  cống hiến cho quê hương , đất nước.

       Mong rằng từ câu chuyện Bác với thiếu nhi và những cảm nhận của em thì cả em và những em , những bạn  và cảnh những anh chị sẽ  có thể thổi lên ý chí học tập rèn luyện vì bản thân , vì đất nước

Ông ngoại em là một người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo. Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh họa của các dòng báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà:''Hôm nay, báo có nhiều tin đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!''.Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa:''Dạ, con cảm ơn ba''.

TK nhé:

                                 bài làm

Trong sân trường em có rất nhiều các loại cây, nhưng em thích nhất mỗi giờ ra chơi được ngồi dưới tán lá cây bàng. Cây bàng trường em bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ đẹp nhất là vào mùa hè.

Nghe bác bảo vệ trường em nói, cây bàng này đã có từ lâu, lúc bác vào làm đã thấy cây đứng đó sừng sững. Vào mùa hè, từ xa nhìn lại cây bàng thật to lớn, xum xuê như một gã khổng lồ xanh với những cánh tay khẳng khiu phủ đầy lá.

Tán bàng rộng lớn tạo thàn một chiếc ô khổng lồ che mát cho chúng em. Những chiếc rễ cây to nổi lên khỏi mặt đất, ngoằn nghèo như những con rắn khổng lồ. Thân cây rất to, phải hai người ôm mới hết, vỏ cây xần xì, thô ráp, thi thoảng có những chỗ ẩm mốc xanh rêu. Từ thân chính, đâm ra những cành nhỏ vươn dài. Trên những cành ấy, những chiếc lá bàng xanh tươi đan xen nhau.

Cây bàng vào mùa hè giống như người con gái yểu điệu với chiếc áo xanh mướt. Nó không giống như những loài cây khác, chỉ có mùa hè chúng ta mới cảm nhận được hết sức sống căng tràn của nó. Một món ăn vặt được đông đảo lũ học sinh chúng em yêu thích đó là những quả bàng chín. Chỉ cần một trận gió to thổi qua, những quả bàng chín rụng đầy dưới gốc. Hương bàng chín thoang thoảng trong gió, lan toả khắp không gian.

Mỗi khi hè tới, trên những tán lá bàng lại rộn ràng những tiếng ve như một bản hoà ca mùa hè áo hiệu một kì nghỉ hè sắp tới. Màu xanh của lá bàng như làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè.

 Cây bàng vào mùa hè như chiếc ô khổng lồ, chúng em rất thích vui đùa dưới gốc cây. Dù sau này có đi đâu xa, em cũng luôn nhớ tới cây bàng trong sân trường ấy.

 

TK NHÉ:    

                                      Bài làm:    Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh tí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn. Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày sáu hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: – Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất! Sóc không chịu . Cậu ta kêu: – Tôi vẫn còn! Gõ Kiến hỏi: – Còn mà túi lại rỗng không thế này? Sóc thủng thẳng mời cô Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn: – Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy! Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất. Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết. Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.