Lê Thị Linh Đan

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Thị Linh Đan
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người. 

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió. 

Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ. 

Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.

Tham khảo

Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể

câu chuyện về chiếc bánh mì, không ai thích ăn chiếc bánh mì cháy cả, người cha nói vậy là để mẹ không buồn. Sau đó có giải thích cho người con. Cha mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ như vậy sẽ tạo thành thói quen nếu như cha mẹ không giải thích được

Nhà tôi ở vùng ngoại ô Hà Nội, ngôi nhà nhỏ vì thuận tiện bán buôn nên có mở một cửa hàng tạp hóa và bán nước giải khát, nước mía. Cũng chính vì vậy mà tôi đã có cơ duyên gặp một người mà có lẽ câu chuyện, cuộc gặp gỡ với người đó cả đời tôi không thể quên.

Trưa nay đang dọn cửa hàng chuẩn bị về nhà thì có một ông cứ đứng trước cửa hàng nhìn nhìn thậm thụt ngó vào. Cứ thấy ông đứng đó chần chừ một lúc lâu, tôi mới chạy ra hỏi “Ông mua gì thế ạ?”. Ông ấy tèm nhèm nhìn lại tôi rồi trả lời lập bập “Còn bán nước mía không cô? Cô..cô bán cho cốc nước mía, ít thôi cô ạ”.

Ban đầu cũng ngại không muốn bán vì máy xay mía dọn vào cả rồi, dây dựa cũng rút ra hết cả. Nhưng nhác trông bộ dạng của ông, tôi không đành lòng, khuôn mặt già nhăn nheo méo xệch túa mồ hôi trong cái thời tiết đổ lửa, cái áo may-ô mỏng manh cáu bẩn trộn màu đất, cái quần đen ống thấp ống cao, đôi chân đất dẫm trên nền bê tông nóng sôi như chảo dầu và trên lưng vác ba bốn cái túi to nhỏ lỉnh kỉnh. Tất cả đã vẽ ra cái chân dung xập xệ, nhàu nhĩ giữa nền trời nóng như rang của trưa hè. vậy là tôi lại lạch cạch cắm lại máy, đập đá và chặt mía xay cho ông cốc nước.

Xay xong, đưa cốc nước mía cho ông, ông vội vội vàng vàng đón lấy. Tôi nhận ra thêm hai ngón tay bị cụt một đốt. Ông cuống cuồng uống liền một hơi, bàn tay cầm cốc run run, nước sóng trào ra ngoài đổ vào cái áo mỏng manh tội nghiệp. Tôi bảo ông uống từ từ thôi, hết cháu lại rót tiếp. Ông cười móm mém bảo với tôi “Mía ngọt ngon quá cô ạ, nhà cháu mới từ Kẻ Bá xuống đây xem có ai thuê gặt không. Nhưng ai cũng chê cái thân già này cả, chốc nhà cháu lại vào Gối xem thế nào…”. Tôi cười bảo ông vào ngồi quạt nghỉ một lúc, uống cốc nước cho đàng hoàng đã rồi đi. Tôi cũng quên mất việc dọn hàng đang dở dang, ngồi xuống cùng ông, không biết bắt đầu thế nào mà ông cứ kể những câu chuyện của ông, còn tôi ngồi lắng nghe mải miết không thôi. Lần đầu tiên, tôi nghe một người lạ kể chuyện chăm chú đến vậy.

Ông kể quê ông ở một vùng nào đấy xa chỗ này, tận Hòa Bình. Rồi duyên nợ thế nào theo người ta làm thuê đến đây, ngót nghét năm chục năm rồi. Ngày xưa đến đây cái nhà không có, đi làm thuê cho nhà người ta, nhà nào thương thì cho ở lại, không thì cứ màn trời chiếu đất, lấy gạch làm gối, bạt mùng lá chuối làm chăn sống qua ngày. Có lúc tưởng không sống nổi vì đói, không ai thuê, ấy thế mà vẫn sống tốt. Ông cười xuề xòa. Vừa lắng nghe, trí tò mò khiêu khích tôi “Thế ông không có vợ con gì ạ?”. Ông móm mém trả lời “Ôi chao, ngày xưa nghèo không ai người ta ưng cô ạ. Mà nhà cháu ăn bữa sáng lo bữa tối sao dám mơ tới người ta. Trước ở một mình cũng neo người lắm, giờ có thêm thằng con trai nuôi cô ạ. Thằng cu con cũng mất bố mất mẹ từ đỏ hỏn, giờ nó đi chạy công cho người ta hết chỗ nọ chỗ kia. Nó có hiếu lắm, bẩu nhà cháu không phải đi làm gì cho mệt cả, già yếu rồi, ở nhà thôi. Nhưng mà nhà cháu mặc kệ, cứ đi kiếm đôi ba đồng cho nó chỉ vàng lấy vợ”. Xong cái đoạn, ông lại thở dài xa xăm “Thằng cu con nó sắp tuổi lấy vợ, hăm tư hăm nhăm rồi bẩu ưng ai thì bẩu đi nhưng mà nó cứ tủi cái phận nhà nghèo. Đấy nó lại như nhà cháu ngày xưa…”. Ông cứ thế kể, lúc tự hào, khi buồn bã, lúc đứt quãng run run lập bập, khi lại ập tới những mong đợi. Những câu chuyện về thằng cu con, về hai đốt ngón tay bị cụt do làm công, cả những cái chuyện tít mù khơi đâu đâu. Tôi cứ yên lặng lắng nghe, những câu chuyện của người già miên man, dai dẳng khó dứt quá. Dường như khi họ tìm được người chịu lắng nghe, họ sẵn sàng nói hết tất cả về cuộc đời mình.

Ông nhắc về quê ông, tôi hỏi “Bao năm nay có bao giờ ông muốn về lại thăm quê không ông?”. Ông ngưng một lát xa xăm “Có chứ cô, xa mấy vẫn phải về quê.Nhà cháu bẩu thằng cu con rồi, bao giờ sắp chết nhà cháu bẩu nó đưa về. Dưới nhà còn mảnh đất rau không bán, để dành bao giờ chết còn có chỗ mà chôn cô ạ. Tiền đám ma nhà cháu cũng chuẩn bị xong hết rồi, khỏi làm tội thằng cu con”. Nghe ông kể đến đây, mấy cái suy nghĩ lùng bùng bên tai tôi, những con người khắc khổ, khi sống không trọn vẹn miếng cơm manh áo, nhưng lại chuẩn bị cái chết cho mình thật chu toàn. Vậy ra làm sao?

Cứ như thế cho đến lúc quá trưa, ông đứng dậy lần mò giở túi tiền ở bụng lấy ra 10 nghìn đưa tôi rồi hỏi “Nước mía mấy đồng hả cô, cô cho nhà cháu uống nhiều quá”. Tôi bảo với ông “Cháu không lấy tiền nước mía đâu ông ơi, ông kể chuyện cháu nghe coi như là trả tiền rồi”. Ông vội vàng xua tay từ chối “Chết, nhà cháu phiền cô là có tội chết, cô lấy tiền đi”. Tôi vẫn nhất quyết không nhận tiền từ ông. Thế là ông mở một trong mấy cái túi mang theo, lấy ra 5 quả mận dúi dúi vào tay tôi “Thế cô ăn đi lấy thảo nhà cháu không phải tội lắm”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng vui lòng nhận mấy quả mận. Ông chào tạm biệt rồi bước ra khỏi cửa hàng nhà tôi, tôi trông theo mãi dáng lầm lũi tan dần trong cái nắng thiêu đốt của mùa hè…

 Lòng tốt của các bạn nữ sinh đã giúp đỡ cậu bé nạo ống khói vượt qua khó khăn.

 Lòng tốt của các bạn nữ sinh đã giúp đỡ cậu bé nạo ống khói vượt qua khó khăn.