Lê Thị Linh Đan

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Thị Linh Đan
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Có một nữ anh hùng mà tôi luôn ngưỡng mộ, đó chính là Hai Bà Trưng. Tôi tìm hiểu thêm về cuộc đời của bà qua những thông tin trên báo chí, internet. Qua đó, tôi càng xúc động và khân phục trước hành động dũng cảm mà họ đã làm để trở thành những anh hùng dân tộc. Để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này nhé!

Hai Bà Trưng sống trong thời kỳ đất nước bị xâm lược và chiến tranh không ngừng. Họ thấy bất bình trước tình trạng bị áp bức của nhân dân, vì thế đã rèn luyện võ nghệ và chờ đợi ngày giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, tất cả đã bắt đầu khi quan giặc Thi Sách giết chồng của bà Trưng Trắc. Hai bà quyết định nổi dậy khởi nghĩa chống lại kẻ thù ngoại xâm.

Hai Bà Trưng trở nên mạnh mẽ và thông thạo chiến lược. Đội quân của họ ngày càng đông hơn, chiến thắng quân địch và khiến kẻ thù kinh hãi. Nhưng cuối cùng, quân thù bắt đầu đến với binh viện trợ, dồn áp lực lên quân ta. Hai Bà Trưng đã chiến thắng, nhưng không kéo dài được lâu.

Tình thế khó khăn khiến hai bà bị dồn vào vách núi và quyết định tự vẫn để không rơi vào tay kẻ thù. Tinh thần kiên cường của hai bà vẫn khiến tôi cảm phục đến ngày hôm nay. Hai Bà Trưng cũng là minh chứng rõ nét và hùng hồn về những người phụ nữ Việt Nam dù thời nào cũng luôn quật cường, anh dũng, chẳng thua kém bất cứ đấng nam nhi nào.

Sáng nay,em đi học còn ba em thì đi làm

 

Từ thuở bé, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng thích những câu chuyện cổ tích do bà kể. Bước vào thế giới cổ tích như bước vào thiên đường vậy. Và có lẽ, một câu chuyện nói về dì ghẻ con chồng, không ai không biết được. Đó là truyện Tấm Cám.

Ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai chị em cùng cha khác mẹ. Chị tên là Cám, em tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, mấy năm sau thì ba Tấm cũng qua đời, Tấm phải sống chung với dì ghẻ chính là mẹ Cám. Bà rất cay nghiệt, bắt Tấm làm quần quật từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay, từ việc nhà, chăn dâu cắt cỏ.Thế nhưng Cám chẳng làm gì cả, Cám được nuông chiều chẳng khác gì một cô công chúa.

Một ngày nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng mò tôm xúc tép, với lời thưởng “Hễ đứa nào được đầy giỏ thì sẽ được thưởng cho cái yếm đỏ”. Đến đồng, vì quen với công việc khó nhọc nên chẳng mấy chốc, Tấm được đầy giỏ, còn Cám thì chẳng được gì.

Cô em thấy vậy, nói lời ngon ngọt, bảo chị: “Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, Tấm hụp sâu xuống nước tấm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám trút hết giỏ của Tấm, tung tăng bước về nhà. Nhưng khi bước lên, thì chỉ còn giỏ không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tấm kể hết sự việc cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Thôi con nín đi, con xem trong giỏ còn gì hay không?”. Cô nhìn vào giỏ rồi trả lời: "Dạ, chỉ còn một con cá bống.”

Bụt nói: "Con hãy đem con cá bống về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một bát hãy dành cho bống. Mỗi lần cho ăn, con hãy gọi:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Con không gọi như thế thì nó không lên ăn đâu đấy.” Nói xong, Bụt biến mất. Tấm đem bống về nhà, làm như lời Bụt dặn, chẳng mấy chốc, bống và Tấm trở thành đôi bạn thân thiết.

Thấy Tấm có dấu hiệu lạ, mẹ con Cám sinh nghi, đi theo sau Tấm ra giếng. Thế là mẹ con họ bàn kế hoạch, dụ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà hai mẹ con họ làm thịt bống.

Tấm về, vẫn gọi bống như cũ nhưng không thấy bống đâu, nhìn trên giếng nước có cục máu nổi lên, Tấm ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên, bảo Tấm hãy tìm xương bống bỏ vào bốn cái lọ và chôn xuống dưới bốn chân giường. Nhờ vào một con gà, Tấm đã tìm thấy xương và làm theo lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, trong làng có lễ hội do nhà vua mở. Mẹ con Cám sắm sửa quần áo đẹp để trẩy hội. Ghét Tấm, họ trộn gạo với thóc vào nhau, bảo khi nào nhặt riêng ra xong thì mới được đi. Tấm lại khóc nức nở, Bụt bảo Tấm hãy đem gạo thóc ra ngoài sân để chim sẻ nhặt và hãy đi đào lọ lên. Khi đào lên, mỗi lọ đều có điều bất ngờ, nào là áo mớ ba, áo xống lụa, yếm lụa, đôi hài thiêu, một con ngựa và một bộ yên cương xinh xắn.

Trên đường đi lễ hội, Tấm đánh rơi một chiếc giày. Khi đi ngang qua chỗ ấy, nhà vua thấy một chiếc giày rất xinh, và quyết định rằng ai ướm vừa, thì người đó sẽ là hoàng hậu. Mọi người chen chân nhau ướm, trong đó có mẹ con Cám. Đến lượt Tấm vừa ướm vào thì đã vừa chân. Thế là từ hôm đó, Tấm vào cung và trở thành hoàng hậu. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Vì ghen tị với Tấm, dì ghẻ bảo Tấm hãy trèo lên cây cau và khi Tấm lên đến sát buồng thì bà ấy dùng dao đẵn gốc. Tấm ngã lộn cỗ xuống ao chết và dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị.

Tấm chết hóa thành con chim vàng anh bay vào vườn ngự, mỗi ngày hót cho vua nghe. Cám ganh tị và đã giết chim làm thịt. Thế là lông chim hoàng anh hóa thành cây xoan đào, ngày ngày vua mắc võng hóng mát. Cám mách mẹ và mẹ Cám bảo hãy chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Khung cửi lúc nào cũng rúc rích và kêu kót két. Cám đốt khung cửi và đem tro đổ ngoài đường. Đống tro lại mọc thành cây thị lớn và ra được một quả. Và một bà lão quán nước đã đem quả thị về nhà. Ngày ngày khi đi làm về bà thấy cơm nước đầy đủ, nhà cửa sạch sẽ. Bà rình thì thấy Tấm bước ra từ quả thị và bà xé vụn quả thị. Vua ngang qua quán nước, thấy quán sạch sẽ, vua ghé vào. Thấy têm trầu cánh phượng giống vợ mình và gọi người têm trầu thì vua nhận ra đó là vợ mình, vua truyền cho quân hầu rước nàng về cung.

Thấy Tấm đẹp hơn trước, Cám hỏi Tấm để làm theo. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đổ nước sôi vào. Cám chết, Tấm đem xác làm mắm rồi gửi về cho dì ghẻ ăn. Bà nức nở khen ngon, con quạ bay đến đậu kêu rằng: “Ngon ngỏn ngon ngon! Mẹ ăn thịt ăn, có còn xin miếng”. Bà quát mắng và đuổi quạ đi. Nhưng khi ăn gần hết, cuối chòm hĩnh bà mới nhận ra đầu lâu của con gái mình và lăn đùng ra chết.

Mở bài: Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỉ, nhưng đau thương mất mát mà nó để lại vẫn còn dai dẳng tới tận ngày nay, nó giằng xé tấm lòng của nhiều người mẹ, họ đã vĩnh viễn mất đi những đứa con thân yêu của mình. Cụ Bảy, một trong số những người mẹ Việt Nam anh hùng đang phải cô đơn một mình, không nơi nương tựa khi đã ở tuổi 80.

  Kết bài:Cụ Bảy được xây tặng ngôi nhà mới đẹp đẽ khang trang, phần nào giúp cho cụ có cuộc sống tươm tất hơn, cũng là thể hiện sự biết ơn, quan tâm của Đảng và nhân dân dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng như cụ Bảy.

  

Mẹ của chúng ta đã sinh ra hai anh em cách nhau tới mười tuổi, tạo ra một khoảng cách đáng kể trong việc tiếp cận hành trình học tập. Khi em đang ở lớp năm, anh trai của em đã bước vào năm thứ ba tại Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi kỳ nghỉ hè, cả hai chúng ta đều tập trung vào việc ôn thi và tự học từ những tài liệu chuyên sâu. Chúng ta đều là những người chăm chỉ, và hình ảnh của sự siêng năng trong học tập của anh in sâu vào tâm trí của em.

Tài liệu học của anh rất đa dạng và phong phú, với mỗi môn học đều có một tập sách dày cộm. Sau khi ăn uống, anh dành một khoảng thời gian ngắn để tương tác với gia đình trước khi tập trung vào việc học. Anh bật đèn bàn và mở máy tính, với dáng vẻ gầy gầy, anh nghiêng người về phía bàn phím. Đôi tóc mai thưa thớt trước trán thường khiến anh phải dùng tay lau đi. Dường như anh luôn tập trung suy nghĩ về cách giải quyết các bài toán. Dưới ánh sáng từ đèn bàn, đôi mắt sâu thẳm của anh liên tục theo dõi màn hình. Cơ thể mảnh mai của anh, soi bóng dưới ánh đèn, làm nổi bật đôi môi hình trái tim xinh xắn. Anh tập trung vào việc học, gõ phím, ghi chép, tính toán, tất cả đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn trọng. Ánh sáng từ màn hình thay đổi theo nhịp độ gõ phím, và đôi bàn tay của anh lướt nhẹ nhàng trên bàn phím. Anh đang theo học ngành Công nghệ Phần mềm, một trong những ngành mà anh đam mê nhất và cũng là môn mà anh thành thạo nhất trong tất cả. Đôi bàn tay dài của anh vẫn tiếp tục lướt nhẹ trên bàn phím, âm thanh của những phím được nhấn xuống nghe to hơn trong bầu không khí yên tĩnh của căn nhà. Sau hai giờ liên tục tập trung vào việc học, anh đứng dậy vươn vai để giảm căng thẳng, rồi ra ban công để thư giãn một chút. Làm một vài động tác để giữ cơ thể linh hoạt, anh quay trở lại bàn học. Với dáng vẻ cẩn trọng và cần mẫn như một chú ong xây tổ, anh đang tích cực xây dựng kiến thức cho mình, để sẵn sàng phục vụ ngành Công nghệ Thông tin trong tương lai.

Chúng ta, anh em, cần cù trong việc học tập không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì là tấm gương lý tưởng để nhìn theo. Trong những thời kỳ khó khăn của gia đình, sự nỗ lực và siêng năng trong việc học tập của anh là nguồn động viên lớn lao cho ba mẹ và cả em. Anh thường chia sẻ với em: "Bất cứ giá nào, anh cũng phải đạt được mục tiêu của mình: tốt nghiệp với bằng kỹ sư giỏi." Lời khuyên này của anh cũng là một nguồn động viên lớn dành cho em trong hành trình học tập của mình. Em đã hứa sẽ noi theo và học hỏi từ anh về sự kiên trì và sự nỗ lực trong học tập.

Câu chuyện em yêu thích nhất về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi là câu chuyện về việc Bác Hồ dành thời gian để gặp gỡ và trò chuyện với các em nhỏ tại các trường học.

Một ngày nọ, Bác Hồ đến thăm một trường tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi Bác Hồ xuất hiện, các em nhỏ đều háo hức chào đón và chạy đến ôm Bác. Bác Hồ cười và ôm từng em một, trò chuyện với các em về học tập và ước mơ của mình.

Trong buổi gặp gỡ, Bác Hồ nghe các em kể về những khó khăn và thách thức mà các em đang gặp phải trong việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Bác Hồ lắng nghe mỗi câu chuyện và đặt câu hỏi để khuyến khích các em tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình.

Sau khi nghe các em kể xong, Bác Hồ nhấn mạnh rằng việc học tập là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi em. Bác Hồ khuyến khích các em học tập chăm chỉ, đặt mục tiêu cao và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Bác Hồ cũng nhắc nhở các em về tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương Việt Nam.

Nghe câu chuyện này, em cảm thấy rất tự hào và biết ơn vì có một người lãnh đạo như Bác Hồ. Tình cảm của em đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự ngưỡng mộ và tôn trọng. Em luôn ngưỡng mộ tinh thần sáng tạo, kiên trì và tình yêu vô bờ bến mà Bác Hồ đã dành cho đất nước và nhân dân.

Em đã và đang cố gắng học tập chăm chỉ, tuân thủ các nguyên tắc và lời dạy của Bác Hồ. Em luôn cố gắng làm tốt những việc mình đang làm và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Em cũng tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những người khó khăn và góp phần xây dựng đất nước.

Với tình yêu và lòng biết ơn đối với Bác Hồ, em quyết tâm sẽ tiếp tục học tập và làm việc chăm chỉ để đưa Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu". Em tin rằng với tinh thần và tình yêu của mình, em có thể góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.    

Em năm nay đã là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn ham chơi , thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở , trách phạt . Nhưng ở cái tuổi này có vẻ em còn ương bướng lắm . Cho đến hôm nay , trong tiết giáo dục công dân , em được nghe câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi em mới ngộ ra nhiều điều và có thêm được nhiều bài học.

    Đó là câu chuyện : Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam .

Nhân chuyến công tác tại miền Nam , Bác đã có chuyến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Hay tin Bác sẽ đến thăm nên các thầy cô, các bạn thiếu nhi trong trường háo hức lắm . Mọi người đều dọn dẹp , chuẩn bị thật tỉ mỉ và kĩ càng để chào đón Bác . Khi Bác đến thăm , mọi người đều ùa ra đón Bác mời Bác ra hội trường đã chuẩn bị sẵn . Nhưng Bác lại muốn các cô dẫn ra nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu của Bác ăn no, ngủ ấm và chăm sóc có được chu đáo không . Rồi Bác lấy kẹo chia cho từng cháu nhưng có một bạn đứng nép ngoài mép cửa với gương mặt buồn rượu.

Thấy vậy ,Bác gọi lại hỏi chuyện :

-Cháu tên là gì ? Vì sao đứng ở đây?

Cậu bé đáp rằng cậu tên là Tộ , vì phạm lỗi không rửa tay , để tay bị bẩn nên bị các cô chú phạt không được nhận kẹo của Bác . Nghe chuyện , Bác chỉ cười và bảo Tộ đi rửa tay rồi Bác sẽ cho kẹo.Sau đó , Bác dạy :

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Tộ cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác . Từ đấy, Tộ cũng luôn giữ  bàn tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

     Qua câu chuyện trên , em thấy thật xấu hổ vì mình còn để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần mà còn ương bướng không nghe. Và em cũng như bạn Tộ trong câu chuyện đều cảm động trước sự dạy bảo và chăm sóc ân cần của Bác. Đối với Bác , mọi thiếu nhi trên đất nước đều là cháu của Bác  và cháu nào cũng ngoan , cũng đáng được yêu thương . Em cảm thấy rất yêu quý , trân trọng và biết ơn Bác . Về những việc Bác đã làm cho Tổ quốc , những sự hi sinh không thể tả thành lời ;những sự dạy bảo ; những tình yêu dành cho thiếu nhi nói riêng và đồng bào nói chung . Bác dành cả cuộc đời dành cho Tổ quốc máu thịt chỉ vì một ham muốn tột bậc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã  cống hiến cả thanh xuân tuổi trẻ , cuộc đời vì độc lập dân tộc ,vì sự tự do của muôn dân và vì tình yêu cho thiếu nhi , cho đồng bào. Đến tận lúc ra đi người vẫn còn lo lắng cho miền Nam máu thịt , lo lắng vì đại sự dân tộc vẫn chưa thành -đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn và để lại muôn vàn tình thương “ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”. Tuy rằng người đã ra đi và rất nhiều thế hệ sau chưa từng tận mắt thấy , tận tai nghe và được cảm  nhận tình thương của Bác . Nhưng những thế hệ ấy và em đều hiểu được , cảm nhận được , ghi nhớ những tình cảm , tấm lòng và tình yêu mà Bác dành cho quốc gia dân tộc . Chính như nhà thơ Tố Hữu đã viết :

                 Bác ơi tim Bác mênh mông thế
                 Ôm cả non sông, mọi kiếp người

 Là một công dân được thừa những thành quả hi sinh của Bác , của các anh cha đi trước , em nhận thấy bản thân cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho xứng đánh với những thành quả ấy . Và học theo lời dạy của Bác “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” . Còn là một học sinh nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt ,  chăm ngoan , nghe lời cha mẹ để cố gắng trở thành học sinh mẫu mực , con ngoan trò giỏi và xứng là cháu ngoan Bác Hồ . Đồng thời cũng sẽ luôn trau dồi kiến thức văn học , lịch sử , địa lí  để có thể biết thêm nhiều hơn sự cống hiến của Bác , của cha anh để có được đất nước độc lập hôm nay . Rèn luyện trí tuệ và sức khỏe để trở thành một công dân toàn diện để có thể  cống hiến cho quê hương , đất nước.

         Câu chuyện này thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, sự quan tâm và yêu thương của Bác đối với tương lai của đất nước. Đối với em, câu chuyện này là một nguồn cảm hứng lớn để em học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Em sẽ luôn nhớ và theo kịp lời dạy của Bác để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. 

Trong chúng ta, hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe về câu chuyện vượt khó học giỏi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Thầy là một người có hoàn cảnh bất hạnh khi hai tay của thầy đều bị liệt, không thể cử động nhưng thầy lại có một tinh thần hiếu học mạnh mẽ. Chính nghị lực hơn người và sự nỗ lực không ngừng đã đưa thầy Nguyễn Ngọc Kí chạm đến đích của thành công.

Câu chuyện về cậu bé ham học Nguyễn Ngọc Kí: Nguyễn Ngọc Kí là một cậu bé tật nguyền liệt cả hai tay, vì vậy nên cậu không thể đi học như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Kí lại có một tinh thần ham học mạnh mẽ, một ngày cậu đến lớp học để nghe cô giáo giảng bài.

Cô giáo thấy có một cậu bé thập thò ngoài cửa thì đã ra và hỏi chuyện, Nguyễn Ngọc Kí đã nói với cô giáo về nguyện vọng của mình, cô giáo rất cảm động vì tinh thần hiếu học của cậu bé, nhưng khi cô chạm vào hai cánh tay của Kí thì thấy hai tay buông thong. Dù rất buồn nhưng cô đành phải nói lời xin lỗi với cậu bé, vì với đôi tay như vậy thì cậu bé không thể cầm bút mà học tập như những bạn bè cùng trang lứa.

Nguyễn Ngọc Kí đã rất buồn nhưng thay vì chán nản thì cậu bé đã ngày ngày rèn luyện viết chữ bằng chính đôi chân của mình. Vì nhà nghèo không có giấy bút nên Nguyễn Ngọc Kí thường kẹp những viên gạch nhỏ và vẽ những nét ngoằn ngoèo lên nền nhà.

Trong một lần đến thăm Kí, cô giáo đã bắt gặp cảnh Kí đang tập viết nên vô cùng xúc động, cô giáo đã mua tặng Kí chiếc bút và cuốn vở. Có được cuốn vở mới, Kí hăng say tập viết, ban đầu chỉ là những nét nguệch ngoạc không rõ hình thù nhưng vì chăm chỉ tập luyện mà Nguyễn Ngọc Kí không những viết được chữ mà còn viết vô cùng đẹp.

     Tấm gương hiếu học Nguyễn Ngọc Ký là một viên minh châu đầy sự kiên cường và sức bền bỉ. Qua đây, mỗi người cần tự nhìn lại bản thân mình, tự tìm ra mục tiêu để nỗ lực học tập thật tốt. Tấm gương anh Ký là bài học quý giá cho tinh thần vượt khó học tập, là lời khẳng định rằng " con người ta có thể bị tàn nhưng tuyệt đối đừng trở thành phế nhân". Ai cũng có thể trở thành một bông hoa ngát hương hoặc một cành cây khô héo, tất cả tùy thuộc vào cách nhìn và sự cố gắng của chính mỗi người.